Skip to main content

Thẻ: taobao

Chiến lược mới của Taobao trong bối cảnh AI đang được ứng dụng mạnh mẽ

Taobao đang tăng cường kiểm soát ảnh AI nhằm ngăn chặn lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng trước thông tin sai lệch.

Nền tảng thương mại điện tử Taobao của tập đoàn Alibaba đang đẩy mạnh các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tràn lan hình ảnh sản phẩm giả mạo, gây hiểu lầm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra. Động thái này nhằm đối phó với việc lạm dụng công nghệ AI ngày càng tinh vi và dễ tiếp cận.

Taobao và Tmall Group, đơn vị kinh doanh thương mại điện tử của Alibaba, tuần qua đã công bố sáng kiến mới, tập trung vào việc rà soát hình ảnh do AI tạo ra trên các nền tảng của mình, bao gồm cả Taobao, Tmall và nền tảng bán đồ cũ Xianyu.

“Chúng tôi quyết tâm chống lại các hành vi lừa đảo, gây tổn hại cho người tiêu dùng và xâm phạm quyền lợi của các nhà bán hàng chính hãng”, đại diện công ty cho biết trong thông cáo báo chí. “Mọi chỉnh sửa hình ảnh sản phẩm phải ở mức độ hợp lý, đảm bảo tính chân thực. Tuyệt đối cấm sử dụng AI để tạo ra hình ảnh sản phẩm sai lệch so với hàng hóa thực tế”.

Trong khuôn khổ chiến dịch, Taobao sẽ nâng cấp hệ thống phát hiện hình ảnh, vốn đã loại bỏ gần 100.000 hình ảnh bị chỉnh sửa hoặc phóng đại quá mức. Nền tảng này cũng sẽ bổ sung các dấu hiệu nhận biết trên trang chi tiết sản phẩm để cảnh báo người dùng về các nội dung do AI tạo ra, nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.

Taobao chỉ ra một số dấu hiệu bất thường thường được thấy trong hình ảnh do AI tạo ra, bao gồm vị trí tay không tự nhiên, bàn chân bị biến dạng, bóng đổ kỳ lạ và các ký tự ngôn ngữ vô nghĩa.

Sự phát triển của các mô hình AI đa phương thức mạnh mẽ đã khiến hình ảnh do AI tạo ra ngày càng khó phân biệt với hình ảnh thật.

Sáng kiến của Taobao phù hợp với nỗ lực quản lý AI tạo sinh (Generative AI) của chính phủ Trung Quốc.

Vào tháng 2, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) thông báo rằng chiến dịch “Qinglang” năm nay sẽ tập trung vào việc chống lạm dụng AI, tăng cường nhận diện nội dung tổng hợp và trấn áp thông tin sai lệch do AI tạo ra.

Vào tháng 3, chính phủ Trung Quốc ban hành hướng dẫn yêu cầu dán nhãn rõ ràng nội dung do AI tạo ra trên tất cả giao diện người dùng và tệp dữ liệu. Quy định này dự kiến có hiệu lực vào tháng 9.

Alibaba là công ty thương mại điện tử lớn đầu tiên thực hiện các biện pháp này, đồng thời kêu gọi sự hợp tác của toàn ngành để đảm bảo tính xác thực trong quảng cáo sản phẩm. Động thái này tiếp nối các biện pháp tương tự của các nền tảng truyền thông xã hội như Weibo và Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc).

“Việc phát triển và sử dụng AI phải nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng, khuyến khích sự sáng tạo và bảo vệ lợi ích kinh doanh hợp pháp, không phải là công cụ cho các hành vi bất hợp pháp và phi đạo đức”, công ty nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Khoản đầu tư Marketing trị giá 1.73 tỷ USD mới của Alibaba Health từ Alibaba

Alibaba Health Information Technology vừa cho biết doanh nghiệp đã đạt được thỏa thuận trị giá 13,51 tỷ đô la Hồng Kông (khoảng 1,73 tỷ USD) để có được quyền đối với một số dịch vụ của công cụ Marketing của Alibaba, một động thái mà công ty mong đợi sẽ cải thiện doanh thu và dịch vụ của mình cho các cửa hàng trực tuyến.

Alibaba Health hoàn tất thương vụ 1.73 tỷ USD cho các dịch vụ Marketing của Alibaba
Alibaba Health hoàn tất thương vụ 1.73 tỷ USD cho các dịch vụ Marketing của Alibaba

Theo đó, Alibaba Health cho biết họ sẽ mua lại AJK Technology Holding Ltd từ Taobao Holding Limited bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu. Taobao là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Alibaba (Alibaba Group), tập đoàn công nghệ sở hữu cả Alibaba Health.

Alibaba Health cho biết thỏa thuận này sẽ trao cho họ quyền đối với một số dịch vụ được cung cấp bởi công cụ tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) Alimama của Alibaba, công cụ được sử dụng cho những người bán trực tuyến chuyên bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như xác minh tính đủ điều kiện của các thông tin (nội dung quảng cáo, marketing…) do người bán cung cấp.

Trong hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, công ty cho biết thỏa thuận này cũng sẽ giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Alibaba Health, đồng thời cho phép công ty này cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho các cửa hàng trực tuyến.

Sau giao dịch, Alimama sẽ trả phí cho các dịch vụ được thiết lập và vận hành dưới sự quản lý của Alibaba Health.

Alibaba Health sẽ phát hành 2,56 tỷ cổ phiếu với giá 4,50 đô la Hồng Kông mỗi cổ phiếu và trả số tiền mặt tương đương 2 tỷ đô la Hồng Kông cho Taobao Holding.

(Việc hoàn tất thương vụ phải nhận được sự chấp thuận của các cổ đông độc lập và sàn giao dịch chứng khoán).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mỹ đưa sàn TMĐT của Tencent và Alibaba vào danh sách đen

Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo đưa các website thương mại điện tử của hai công ty Trung Quốc là Alibaba và Tencent vào danh sách đen do bán hàng giả, hàng nhái hoặc tạo điều kiện để hàng giả lan tràn.

Mỹ đưa sàn TMĐT của Tencent và Alibaba vào danh sách đen

Danh sách gồm 42 nền tảng bán hàng trực tuyến và 35 nền tảng bán hàng trực tiếp tại cửa hàng được xác định có tham gia hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho hành vi làm giả nhãn hiệu hoặc vi phạm bản quyền với quy mô đáng kể.

“Lần đầu tiên hệ sinh thái thương mại điện tử AliExpress và WeChat, hai nền tảng trực tuyến quan trọng có trụ sở tại Trung Quốc, bị xác định là tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi làm giả nhãn hiệu với quy mô đáng kể”, trích tuyên bố từ văn phòng USTR.

Các nền tảng bán hàng trực tuyến khác có trụ sở tại Trung Quốc như Baidu Wangpan, DHGate, Pinduoduo và Taobao cũng tiếp tục nằm trong danh sách đen của các nhà chức trách Mỹ.

Ngoài ra, 9 nền tảng bán hàng thông qua các cửa hàng (vật lý) nằm trên đại lục cũng “được biết đến là nơi sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng giả.”

Alibaba cho biết công ty sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các lo ngại về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng của mình.

Trong khi đó, các hiệp hội trong ngành như Hiệp hội Giày dép và Quần áo Mỹ (AAFA), Hiệp hội điện ảnh đã bày tỏ hoan nghênh với báo cáo trên của USTR.

Theo một báo cáo riêng ngày 16/2, USTR cho rằng Mỹ cần theo đuổi những chiến lược mới cũng như cập nhật các công cụ thương mại nội địa để đối phó với “chính sách và hành vi phi thị trường” của Trung Quốc.

Theo Reuters

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link