Skip to main content

Thẻ: thư viện quảng cáo

Ad Library là gì? Hướng dẫn sử dụng Ads Library A-Z

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Ad Library (Thư viện Quảng cáo) như: ad library là gì? Cách đăng ký và sử dụng ads library ra sao? Các ad library của nền tảng quảng cáo phổ biến như TikTok, Facebook và Google (bao gồm Google Search và YouTube).

Ads Library là gì
Ads Library là gì? Tìm hiểu toàn diện về Ad Library (Thư viện quảng cáo).

Nằm trong bối cảnh khái niệm lớn là Digital Marketing và Quảng cáo (Advertising hay Ads), Ads Library (Ad Library) là Thư viện quảng cáo thường được giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube hay Google, nơi các nhà quảng cáo có thể xem các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác đang chạy trên nền tảng. Cũng bởi lý do này mà các khái niệm như Facebook Ad Library, TikTok Ad Library hay YouTube Ads Library ra đời và trở nên phổ biến. Với tư cách là các nhà quảng cáo, việc xem và phân tích quảng cáo của đối thủ không chỉ giúp cải thiện các ý tưởng quảng cáo mà còn hiểu những gì hiệu quả đang xảy ra trên các nền tảng.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Ads Library là gì?
  • Vai trò của Ad Library đối với các nhà quảng cáo và thương hiệu.
  • Ads là gì và Library là gì?
  • Tìm hiểu về các Ad Library của các nền tảng quảng cáo như Google (Google Ads Library và YouTube Ads Library), Facebook (Facebook Ads Library) hay TikTok (TikTok Ad Library).
  • Cách sử dụng Ad Library để tối ưu hoá quảng cáo.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Ad Library hay Ads Library.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Ads Library là gì?

Ads Library (Ad Library) có nghĩa là Thư viện quảng cáo, thường được sử dụng và giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube, Google hay LinkedIn, nơi những người làm digital marketing hay các nhà quảng cáo có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo đang chạy của các đối thủ hay thương hiệu khác trên nền tảng.

Dựa vào Ad Library, các nhà quảng cáo có thể học hỏi, tìm hiểu, phân tích hay tối ưu hoá các mẫu quảng cáo, cách tiếp cận quảng cáo của thương hiệu của mình.

Ad (Ads) là gì và Library là gì?

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, trong khi Ads Library là khái niệm chung và nó sẽ được thể hiện theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng nền tảng quảng cáo khác nhau như Facebook hay TikTok, trước khi đi sâu hơn về các nền tảng quảng cáo (sẽ được phân tích trong các phần tiếp theo bên dưới), bạn cũng cần hiểu về khái niệm Ads và Library.

  • Ad hay Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là quảng cáo. Khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Library trong tiếng Việt có nghĩa là Thư viện. Cũng tương tự như thư viện sách, nơi bạn có thể tìm thấy nhiều đầu sách khác nhau, thư viện quảng cáo (Ad Library) là nơi bạn có thể tìm thấy vô số các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác nhau đang được chạy trên từng nền tảng quảng cáo nhất định như Facebook hay TikTok.

Vai trò của Ads Library (Ad Library) đối với các nhà quảng cáo và thương hiệu.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, người làm marketing hay quảng cáo có thể sử dụng các Ad Library theo các cách khác nhau, dưới đây là một số lợi ích mà nó mang lại:

Ads Library giúp các nhà quảng cáo kiểm tra và tìm kiếm ý tưởng quảng cáo.

Không chỉ là lựa chọn lý tưởng của các nhà quảng cáo mới, các ad library còn là nơi các nhà quảng cáo có kinh nghiệm xem các mẫu quảng cáo của đối thủ, các thương hiệu khác trong và ngoài ngành hàng để xây dựng ý tưởng quảng cáo cho riêng mình.

Ads Library có thể được sử dụng như là công cụ để phân tích và theo dõi đối thủ.

Thay vì bạn có thể bấm chọn theo dõi hay thường xuyên tương tác với các Trang của đối thủ để xem các mẫu quảng cáo của họu, điều này có thể rất hạn chế trong việc theo dõi vì việc hiển thị quảng cáo còn phù thuộc khá nhiều đến tuỳ chọn nhắm mục tiêu (ví dụ targeting theo nhân khẩu học) của đối thủ.

Với Ad Library, bạn có thể theo dõi toàn bộ các mẫu quảng cáo đang chạy của đối thủ mà không bị ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo của đối thủ.

Từ đây, bạn có thể bắt đầu phân tích, đánh giá các nội dung quảng cáo mà đối thủ đang chạy ví dụ như các chương trình khuyến mãi, các ưu tiên trong nội dung (ví dụ là tập trung vào sản phẩm hay tính năng của sản phẩm), và hơn thế nữa.

Ads Library cũng có thể giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá và đa dạng hoá quảng cáo.

Từ hàng hoạt các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác, bạn có thể sử dụng nó làm tư liệu để đối chiếu và tối ưu ngược lên các mẫu quảng cáo của mình.

Ngoài ra, nếu cách tiếp cận quảng cáo của bạn vẫn bị giới hạn bởi một số yếu tố nào đó ví dụ quá tập trung vào giá bán, thì các mẫu quảng cáo của đối thủ có thể gợi ý cho bạn các chiến lược mới, từ đó đa dạng hoá nhiều hơn các quảng cáo của mình.

Tìm hiểu về các Ads Library của các nền tảng quảng cáo như Google (Google Ads Library và YouTube Ads Library), Facebook (Facebook Ad Library) hay TikTok (TikTok Ads Library).

Ad Library không phải là thư viện quảng cáo tập trung duy nhất của tất cả các nền tảng quảng cáo mà là các nền tảng khác nhau có các Ads Library của riêng họ, dưới đây là một số thư viện phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.

Facebook Ad Library.

Thư viện đầu tiên phải kể đến đó là thư viện của Facebook hay Facebook Ad Library (hay còn được gọi là Meta Ad Library).

Giao diện chính của Facebook Ad Library
Giao diện chính của Facebook Ad Library.

Theo như hình ảnh bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính của trình thư viện quảng cáo của Facebook (Meta), bạn có thể lựa chọn các khu vực quốc gia, danh mục quảng cáo hay các thương hiệu cụ thể hiện đang chạy quảng cáo trên Facebook.

facebook ads library của Starbucks

Ví dụ với từ khoá Starbucks, bạn có thể xem các mẫu quảng cáo (Ad) mà thương hiệu này đang chạy trên Facebook (và cả trên Instagram).

Bạn có thể truy cập ngay Facebook Ad Library tại đây.

Instagram Ad Library.

Nằm trong hệ sinh thái của Meta, Ads Library của Instagram hiển thị các mẫu quảng cáo của các thương hiệu đang chạy (active) trên nền tảng. Để kiểm tra các mẫu quảng cáo này, nhà quảng cáo truy cập cùng liên kết với liên kết tới thư viện quảng cáo của Facebook (như đã đề cập ở trên).

TikTok Ads Library (Top Ads Library).

Cũng tương tự như Ad Library của Facebook, TikTok Ads Library là nơi mà các nhà quảng cáo TikTok có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo hiện đang có hiệu suất tốt nhất trên nền tảng TikTok.

Giao diện chính của TikTok Ads Library.

Như bạn có thể thấy, TikTok cũng cho phép nhà quảng cáo lọc quảng cáo theo các trường như khu vực quốc gia, ngành nghề kinh doanh (industry), mục tiêu quảng cáo (ví dụ quảng cáo tối ưu hoá chuyển đổi, lead, hay traffic).

Nhiệm vụ của bạn khá đơn giản đó là kiểm tra, học hỏi ý tưởng, và tối ưu ngược lại lên các mẫu quảng cáo của mình (nếu có).

Bạn có thể truy cập ngay TikTok Ads Library tại đây.

YouTube Ads Library.

Giao diện chính của YouTube Ad Library
Giao diện chính của YouTube Ad Library.

Về cơ bản cũng tương tự như các ad library khác, YouTube Ads Library là nơi bạn có thể xem các mẫu quảng cáo của các thương hiệu trên nền tảng YouTube với mục tiêu là tìm kiếm các cảm hứng xây dựng quảng cáo, học hỏi từ đối thủ và hơn thế nữa.

Bạn có thể truy cập thư viện quảng cáo của YouTube tại đây.

LinkedIn Ad Library.

Khác với các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok, mạng xã hội việc làm LinkedIn không cung cấp một thư viện quảng cáo tập trung, để kiểm tra các mẫu quảng cáo của đối thủ, nhà quảng cáo cần truy cập đến Trang doanh nghiệp (Company Page) của thương hiệu đó và xem mục “Ads” như hình bên dưới.

LinkedIn Ad Library.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Ad Library hay Ads Library.

  • Ad Libary có hiển thị các mẫu quảng cáo đã dừng hay không?

Tuỳ thuộc vào từng nền tảng quảng cáo mà cách hiển thị quảng cáo trong thư viện quảng cáo hay Ads Library (Ad Library) của họ có thể khác nhau, ví dụ với Facebook, nền tảng này chỉ hiển thị các mẫu quảng cáo hiện đang được chạy (Active), nghĩa là bạn không thể xem các mẫu quảng cáo đã tắt hay bị đóng (ban) vì một lý do nào đó.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng bạn cần biết về thuật ngữ Ad Library hay còn được gọi là Thư viện quảng cáo. Bằng cách phân tích và tìm hiểu các quảng cáo của đối thủ, cũng như những gì đang được chứng minh là hiệu quả trên nền tảng, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu và phát triển thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips