Skip to main content

Thẻ: Uber Eats

Uber Eats Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng robot tự lái để giao hàng

Giữa tuần này, Uber Eats Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng robot tự lái để giao hàng ở một số khu vực nhất định Tokyo, một dự án liên doanh mới nhằm mục đích làm cho dịch vụ này hiệu quả hơn trong bối cảnh đất nước này đang thiếu lao động.

Các robot hiện đang chỉ được sử dụng cho hai cửa hàng – Tonkatsu Aoki và Benihana Annex – ở khu vực Nihonbashi của Tokyo. Tuy nhiên, công ty hy vọng sẽ triển khai chúng ở nhiều khu vực hơn. Chúng đang được sử dụng để giao hàng từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào các ngày trong tuần.

Nhật Bản hiện là quốc gia thứ hai trên thế giới có Uber Eats, dịch vụ giao đồ ăn của công ty gọi xe Uber Technologies, vận hành robot giao hàng. Công ty bắt đầu sử dụng chúng ở Mỹ vào năm 2022.

Sau khi đơn hàng được đặt trên ứng dụng Uber Eats, robot sẽ đến cửa hàng để nhận hàng trước khi gia đến địa chỉ do khách hàng chỉ định, sau đó khách hàng sẽ sử dụng chìa khóa trong ứng dụng để nhận đơn hàng. Shintaro Nakagawa, người đứng đầu Uber Eats Japan, cho biết trong một thông cáo báo chí rằng:

“Do Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, chúng tôi tin rằng robot tự lái sẽ trở nên quan trọng hơn như một cách để tăng các lựa chọn giao hàng”.

Uber Eats sử dụng robot do Cartken, một công ty chuyên về công nghệ như vậy cung cấp, sau đó được Mitsubishi Electric điều chỉnh để sử dụng tại Nhật Bản. Các robot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo cho phép chúng tự lái cũng như vận hành từ xa.

Robot sẽ chạy với tốc độ tối đa 5,4 km/h, thấp hơn 1 chút so với tốc độ giới hạn 6 km/h đối với các phương tiện cỡ nhỏ điều khiển từ xa theo quy định của luật giao thông Nhật Bản.

Robot màu xanh lá cây hình hộp, sáu bánh có chiều dài 71 cm, rộng 46 cm và cao 60 cm. Thùng chứa hàng của robot có dung tích tối đa 27 lít và 20 kg, có khả năng cách nhiệt để giữ thực phẩm cho tới khi được giao đến khách hàng ở nhiệt độ thích hợp.

Các robot sử dụng camera để di chuyển trên lối đi dành cho người đi bộ, được thiết kế để tránh chướng ngại vật, nhường đường cho người đi bộ và dừng ở đèn giao thông. Các camera sẽ tự động che đi khuôn mặt của những người trong cảnh quay mà chúng ghi lại để bảo vệ quyền riêng tư của những người lỡ lọt vào khung hình.

Shoji Tanaka, người đứng đầu trung tâm đổi mới của Mitsubishi Electrics cho biết công ty đang tìm cách đổi mới hơn nữa để cho phép robot tự động có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.

Anjali Jindal Naik, đồng sáng lập và COO của Cartken, cho biết trong một tuyên bố: “Sự hợp tác này đánh dấu một bước nhảy vọt trong việc xác định lại tương lai của dịch vụ giao đồ ăn, giúp trở nên dễ tiếp cận và bền vững hơn đối với người tiêu dùng ở Nhật Bản”.

Giám đốc điều hành Uber Eats Nhật Bản Shintaro Nakagawa cho biết Uber tin rằng hệ thống giao hàng bằng robot sẽ tiếp tục “phát triển tầm quan trọng” khi họ mong muốn mang đến cho khách hàng và cửa hàng đối tác của mình “những bất ngờ thú vị và độ tin cậy cao”.

Trong khi đó, Shoji Tanaka, người đứng đầu trung tâm đổi mới của Mitsubishi Electrics cho biết công ty điện tử này sẽ tiếp tục phát triển các robot tự hành để cuối cùng chúng có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.

Nhật Bản, quốc gia gần đây bị Đức soán ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã phải đối mặt với tình trạng dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp trong nhiều năm nay, gây áp lực quá lớn lên cơ sở hạ tầng hậu cần của nước này.

Shoji Tanaka, tổng giám đốc cấp cao của Trung tâm phát triển ứng dụng nâng cao, Bộ phận phát triển tại Mitsubishi Electric cho biết trong một tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng bằng robot “được coi là biện pháp đối phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng hậu cần sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai”.

Tanaka cho biết Mitsubishi đã hợp tác với Cartken để “ứng phó với những vấn đề xã hội như vậy”.

Tanaka nói thêm: “Chúng tôi hy vọng rằng sáng kiến mới được công bố này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho sự lan rộng của dịch vụ giao hàng bằng robot tại Nhật Bản. Trong tương lai, chúng tôi sẽ làm việc với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng nhà máy, vốn là một trong những thế mạnh của chúng tôi, để robot tự động sẽ có thể làm việc bên trong nhiều cơ sở khác nhau”.

Theo: CNN

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời Sống Pháp Luật

Uber mua lại đối thủ Postmates với giá 2.65 tỉ USD

Với giá trị thị trường lên đến hơn 26 tỉ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) vượt mức 20% tại Mỹ, mảng giao đồ ăn trực tuyến (Online Food Delivery) đang là miếng bánh mà tất cả các đối thủ lớn đều muốn ‘xâm chiếm’.

Brief:

  • Uber đã mua lại Postmates với giá 2,65 tỷ USD vào hôm qua, ngày 6.7 và đây cũng là thỏa thuận lớn nhất giữa hai công ty vận chuyển thực phẩm (food delivery) có trụ sở tại Mỹ vào năm 2020. Thỏa thuận này dự kiến ​​sẽ kết thúc vào quý 1 năm 2021. Uber sẽ điều hành ứng dụng Postmates tách biệt với ứng dụng Uber Eats.
  • Việc mua lại toàn bộ cổ phiếu này theo sau thỏa thuận thất bại của Uber với Grubhub, sẽ mang lại cho Uber Eats thị phần lớn nhất ở Los Angeles và xây dựng vị trí dẫn đầu tại Miami, hai thành phố lớn nhất của Postmates. Uber ước tính rằng họ sẽ phát hành khoảng 84 triệu cổ phiếu phổ thông cho 100% vốn cổ phần đã được pha loãng hoàn toàn từ Postmates.
  • “Khi ngày càng có nhiều người và nhiều nhà hàng đến sử dụng dịch vụ của chúng tôi, tỉ lệ đặt đơn quý 2 trên Uber Eats đã tăng hơn 100% mỗi năm. Chúng tôi rất vui mừng được chào đón những người bạn Postmates đến gia đình Uber khi chúng tôi đổi mới để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng , người giao hàng và thương nhân trên cả nước”, Giám đốc điều hành của Uber, Ông Dara Khosrowshahi cho biết trong bản thông cáo.

Insight:

Thỏa thuận này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Uber thất bại trong việc sáp nhập với Grubhub và mang lại cho Uber Eats 35% thị phần giao hàng thực phẩm tại Mỹ (theo Edison Trends). Thoả thuận này cũng đưa Uber lên vị trí chỉ đứng sau DoorDash trong cuộc đua giao hàng tại Mỹ, DoorDash hiện đang chiếm 45% thị phần.

Postmates có thể giúp Uber Eats của Uber vượt qua cuộc khủng hoảng của Covid-19. Trong khi ở phân khúc gọi xe, Uber giảm 80% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước, thì mảng Eats của Uber đã tăng hơn 50% cũng trong giai đoạn này.

Mặc dù Postmates chỉ là công ty cung cấp thực phẩm lớn thứ tư của Mỹ theo thị phần, nhưng các thành trì của nó ở Los Angeles và Miami mang lại cho Uber mà cụ thể là Uber Eats một lợi thế hoàn toàn mới.

Phía đối thủ DoorDash – vẫn là tên tuổi lớn nhất tại thị trường Mỹ và cũng đang nhanh chóng có được chỗ đứng tại thị trường Los Angeles, do đó, một sự cạnh gay gắt để bảo vệ thành trì của chính mình có lẽ là điều khó tránh khỏi.

Uber dự đoán sẽ có hơn 200 triệu USD trong hợp lực tỉ lệ hoạt động (run-rate) sau một năm từ khi thỏa thuận kết thúc. Về phần Postmates, trước khi bán cho Uber, thương hiệu này có mức tăng trưởng 67% về tổng lượng đặt đơn hàng năm, có hơn 115.000 nhà hàng đối tác và hơn 10 triệu khách hàng hoạt động hàng tháng.

Riêng Uber, đã trải qua sự tăng trưởng 100% về tổng lượng đặt đơn hàng năm, có 400.000 nhà hàng đối tác và 111 triệu khách hàng hoạt động hàng tháng.

* Run-Rate hay tỷ lệ hoạt động đề cập đến hiệu suất tài chính của một công ty dựa trên việc sử dụng thông tin tài chính hiện tại như một công cụ dự đoán hiệu suất trong tương lai. Tỷ lệ hoạt động có chức năng ngoại suy hiệu suất tài chính hiện tại và giả định rằng các điều kiện hiện tại sẽ tiếp tục trong tương lai. Tỷ lệ hoạt động cũng có thể đề cập đến độ pha loãng trung bình hàng năm từ các khoản trợ cấp tùy chọn cổ phiếu của công ty trong khoảng thời gian ba năm gần đây nhất được ghi nhận trong báo cáo hàng năm.

Việc nắm giữ Postmates của Uber cũng có thể đẩy nhanh quá trình hợp nhất trong thị trường giao hàng ở Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh DoorDash, những đối thủ nhỏ còn lại cũng sẽ là một lực cản lớn, chẳng hạn như Waitr hay các đơn vị vận hành địa phương khác.

Grubhub chẳng hạn, cũng đã ‘đua’ liên tục, sau việc mua lại Eat24 từ Yelp với giá 287.5 triệu USD trước khi sáp nhập với đại gia giao hàng châu Âu, Just Eat Takeaway trong một thỏa thuận trị giá 7.3 tỷ USD vào đầu tháng 6 vừa rồi.

DoorDash hiện đang sở hữu Caviar và Uber Eats thì đã mua Ando – một ứng dụng giao đồ ăn được phát triển bởi đầu bếp David Chang – vào năm 2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: NYT