Skip to main content

Sếp & Tôi: Có thể tiếp tục làm việc khi bạn “nhỉnh” hơn sếp của mình không?

13 Tháng Năm, 2021

Mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là với một nhân viên xuất sắc. Điều này vô tình tạo ra một rào cản và khiến cả nhân viên lẫn sếp đều mang tâm lý phòng thủ. Liệu có nên tiếp tục câu chuyện này hay dứt áo ra đi tìm người sếp mới? 

Tình huống nhân viên nổi bật hơn cấp trên trong việc lên kế hoạch, chiến lược trong công việc không phải là hiếm gặp. Thậm chí, có nhiều trường hợp nhân viên còn là người vạch ra đường hướng, kế hoạch cho cấp trên.

Thế nên chuyện bạn nhìn xa trông rộng, lường trước về những thất bại mà cấp trên không thể thấy cũng là chuyện dễ hiểu.

Advertisement

Nhưng trước khi phản ứng hay có những hành động để thể hiện bản thân, bạn hãy công tâm để trả lời câu hỏi:

“Tại sao cấp trên lại ngồi ở vị trí sếp của bạn? Có phải do yếu tố tuổi tác, kinh nghiệm làm việc lâu năm hơn không?”

Tài năng như Gia Cát Lượng cả đời vẫn là quân sư cho Lưu Bị. Câu chuyện người tài làm dưới trướng người thường không phải là xa lạ bởi mỗi người sẽ nổi bật ở một điểm khác nhau.

Cấp trên của bạn có thể không phải là người tài năng hơn bạn trong công việc phân tích, am hiểu thị trường nhưng họ sẽ nhỉnh hơn bạn trong việc thu phục và quản lý nhân tài.

Advertisement

Vậy nên, nếu bạn đã đặt ra câu hỏi: “Khác biệt với sếp về định hướng, chiến lược thì có nên ra đi hay không? thì rõ ràng là bạn đang phân vân chưa quyết định được câu trả lời và trong thâm tâm, có lẽ bạn vẫn chưa muốn rời đi.

Vậy thì tại sao không cho bản thân một cơ hội để thử?

Sếp không phải là người tài năng nhưng liệu trở thành cánh tay mặt của sếp có đem đến lợi ích nào cho bạn không?

Và lúc ấy, phải chăng là bạn có cơ hội thực hiện kế hoạch, chiến lược mà mình đã ấp ủ lâu nay thay vì ra đi khi chưa đạt được một thành tựu nào khiến bản thân thỏa mãn?

Advertisement

Và nếu vẫn còn hy vọng về một mối quan hệ tương lai hòa hợp với sếp của mình, bạn có thể thử những cách tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng khó thực hiện sau đây:

Bắt đầu bằng những lập luận vững chắc.

Nếu bạn tự tin vào khả năng hoạch định chiến lược của mình, hãy cố gắng truyền tải nó một cách chi tiết nhất đến cấp trên trực tiếp và cả người lãnh đạo, để thuyết phục họ rằng, phương pháp của bạn tốt hơn họ.

Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ dùng từ ngữ nặng nề để lên án hay chỉ trích chiến lược của sếp, mà bạn cần tôn trọng họ, giải thích rõ ràng vì sao bạn nghĩ đó là điều không nên làm và vì sao họ nên tin vào bạn.

Bởi bác bỏ sẽ dễ nhưng bác bỏ có cơ sở mới là điều khó thực hiện.

Advertisement

Có thể những điều bạn trình bày sẽ không được thông qua, nhưng hãy luôn làm đúng công việc, trách nhiệm và luôn nỗ lực hết mình.

Thông qua lần này, bạn cũng đã thể hiện rằng bạn là một nhân viên có lý tưởng, chính kiến và đáng tin cậy của công ty.

Và tuyệt đối, đừng dùng những cụm từ như “em nghĩ, em cho rằng,..” bởi rất khó một nhà lãnh đạo nào dám đặt niềm tin vào suy nghĩ của một nhân viên còn non trẻ nhưng lại “hiếu thắng” cả!

Đừng để việc tư ảnh hưởng đến việc công.

Bạn là nhân viên, sếp là sếp, cả hai có những vai trò, trách nhiệm khác nhau. Đứng ở lập trường của mỗi người, sẽ có cách giải quyết công việc khác biệt, nên nếu bạn và sếp có bất đồng, vẫn hãy tôn trọng công việc và đời sống riêng tư của nhau.

Advertisement

Đừng vì chuyện công mà ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp hay nói xấu lẫn nhau, cũng đừng nuông chiều cảm xúc mà có lời lẽ khiếm nhã hay hiếu thắng gây sự trong công ty.

Điều đó chỉ thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp và để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp.

Nắm bắt thời cơ và khéo léo trình bày.

Thông thường, chúng ta rất ngại hoặc khó thể hiện sự bất đồng ý kiến với cấp trên, dù bạn cảm nhận rất rõ điều ấy.

Nhưng sự im lặng không phải là cách lựa chọn tốt trong trường hợp này. Bạn cần nói lên tất cả quan điểm của bạn và khéo léo để thuyết phục được sếp.

Advertisement

Thời điểm cũng góp phần khiến cuộc hội thoại thêm phần thành công nếu bạn biết tận dụng. Chẳng hạn, bạn cần trao đổi những lúc sếp ít việc, ở nơi ít người, những lúc sếp có tâm lý tươi vui…

Vì họ đứng ở cương vị là sếp nên họ sẽ rất sẵn lòng lắng nghe ý kiến chân thành của nhân viên mình, để đưa ra giải pháp toàn diện nhất. Vậy nên hãy mạnh dạn và quyết đoán nhé!

Dù có bất đồng ra sao, hãy cư xử với đồng nghiệp và sếp theo cách bạn muốn người khác cư xử với mình. Nếu bạn đang gặp trở ngại với sếp trong công việc, đừng để những cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng, hãy kiềm chế cảm xúc và tôn trọng nhau.

Có thể kết quả sẽ không như mong đợi, nhưng bạn hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ để giành được niềm tin tuyệt đối từ sếp. Và lời nói của bạn trong những lần sau chắc chắn sẽ được quan tâm và lắng nghe hơn rất nhiều!

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement