Skip to main content

Brand Performance là gì? Đo lường Brand Performance ra sao?

25 Tháng Chín, 2023

Bằng cách nào các nhà quảng cáo có thể vừa thúc đẩy kết quả qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp vừa có thể xây dựng giá trị thương hiệu. Từ khoá đó chính là các chiến dịch Performance Branding hoặc Brand Performance, sự kết hợp hài hoà giữa Brand Marketing và Performance Marketing (Brandformance). Vậy thực chất Performance Branding là gì? và Marketer có thể ứng dụng nó ra sao cho thương hiệu? Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Performance Branding
Performance Branding: Xây dựng giá trị thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất

Nhiều nhà quảng cáo ngày nay phải vật lộn để cân bằng giữa doanh số bán hàng ngắn hạn với sự tăng trưởng của thương hiệu trong dài hạn.

Mặc dù cả hai mục tiêu này đều rất quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động Marketing, nhưng thông thường, chúng được xem là những chiến lược khác biệt nhau.

Performance Branding (Brand Performance) là gì?

Performance Branding là khái niệm được kết hợp từ Performance Marketing và Brand Marketing (Branding), nó chính là chiến lược Marketing trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu kết hợp cả mục tiêu xây dựng giá trị thương hiệu và hiệu suất (thường là bán hàng) trong cùng một chiến dịch.

Advertisement

Trên thực tế, các đội nhóm tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và tiếp thị ​​thương hiệu (brand marketing) hoạt động gần như tách biệt nhau, với các khoản ngân sách và mục tiêu riêng biệt – và cũng thường hay mâu thuẫn với nhau.

Ở một khía cạnh khác, với các nhà quảng cáo áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (performance branding), tức vừa kết hợp yếu tố hiệu suất vừa xây dựng các giá trị thương hiệu, thiết lập sự nhất quán trong thương hiệu, có thể thúc đẩy đáng kể và thu hẹp khoảng cách giữa yếu tố thương hiệu và hiệu suất.

Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất, Facebook đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau, với nhiều nhà quảng cáo trên các ngành hàng khác nhau để có thể có được những nhận định chính xác hơn.

Nghiên cứu cho thấy “có một hiệu ứng hào quang về thương hiệu” được thúc đẩy thông qua các chiến dịch hiệu suất: Các nhà quảng cáo có thể có nhiều lợi ích hơn bằng cách mở rộng chiến lược xây dựng thương hiệu trong khi hiệu suất (hoặc phản hồi trực tiếp) vẫn là mục tiêu chính của chiến dịch.

Advertisement

Xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (Brand Performance).

Nghiên cứu cho thấy rằng các nền tảng như Facebook, do có lượng người dùng lớn với mức độ tương tác cao với người dùng, nó có thể mang lại những giá trị marketing toàn diện thay vì chỉ là các mục tiêu đơn lẻ như hiệu suất.

Các nhà quảng cáo đang chạy các chiến dịch hiệu suất tập trung vào các phản hồi trực tiếp có thể vừa thúc đẩy chuyển đổi trong khi vẫn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) trên quy mô lớn.

Ưu tiên thiết bị di động là chìa khóa chính.

Chìa khóa chính để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu thông qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp là tối ưu hóa các chiến dịch cho thiết bị di động.

Các nhà quảng cáo xây dựng các tài sản hay nội dung sáng tạo dành riêng cho các trải nghiệm trên thiết bị di động sẽ thấy hiệu suất tốt hơn về nhận thức về thương hiệu (brand awareness), mức độ quen thuộc với thương hiệu (brand familiarity) và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall).

Advertisement
  • Các quảng cáo được tối ưu cho thiết bị di động giúp tăng nhận thức về thương hiệu cao hơn gấp 2 lần so với quảng cáo không được tối ưu.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ các nhà tiếp thị có thể sử dụng để thu hút đối tượng mục tiêu và thúc đẩy kết quả của thương hiệu trên các thiết bị di động:

  • Giữ cho video của bạn ngắn hơn (dưới 15 giây).
  • Thu hút ngay sự chú ý với thương hiệu trong vài giây đầu tiên (khoảng 3-5 giây đầu).
  • Người dùng có thể chủ động tắt hoặc bật âm thanh.
  • Hiển thị góc chụp hoặc quay tràn màn hình (full-screen).

Xây dựng thương hiệu (Brand Building) mới là yếu tố then chốt.

Trong nghiên cứu, 57% các thương hiệu nhận thấy rằng khi nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) của họ tăng lên thì nhận thức về đối thủ của họ cũng tăng lên tương ứng.

Một lý do chính cho điều này là vì các thương hiệu thiếu đi các hoạt động xây dựng thương hiệu (Brand Building): Thiếu đi các sự nhận diện đặc biệt, các hình ảnh đặc biệt, dễ nhận biết và dễ nhớ.

Nói cách khác, việc không thể hiện rõ bản sắc thương hiệu thường có lợi cho cả các thương hiệu khác trong cùng danh mục sản phẩm hay ngành hàng cụ thể.

Advertisement

Điều này nêu bật lý do tại sao các nhà quảng cáo cần thiết lập bản sắc thương hiệu trong quảng cáo của họ ngay cả khi họ đang chạy các chiến dịch hiệu suất.

Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy rằng các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp trên Facebook có thể thúc đẩy cả kết quả hiệu suất lẫn kết quả về thương hiệu (Brand Performance).

Sử dụng chiến lược Performance Branding có ý nghĩa gì đối với các nhà marketer.

  • Một khi người làm Marketing coi Performance Branding hay Brandformance là chiến lược, họ sẽ nhắm mục tiêu rộng đến phần lớn các đối tượng mục tiêu trên nền tảng: Nhắm mục tiêu rộng hơn cho phép các nhà quảng cáo linh hoạt hơn trong chiến lược giá thầu và hiệu quả cao hơn trong phạm vi tiếp cận mục tiêu (reach).
  • Sử dụng các tài sản sáng tạo ưu tiên thiết bị di động: Trong khoảng 3-5 giây đầu tiên của quảng cáo (dưới 15 giây với các video), nhà quảng cáo cần gây được sự chú ý tới các đối tượng mục tiêu.
  • Liên tục thử nghiệm và học hỏi: Để hiểu cách các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp có thể thúc đẩy hiệu suất và nhận thức về thương hiệu, các nhà quảng cáo nên chạy (nhiều) các thử nghiệm và học hỏi từ các kết quả có được.

Xem thêm: Thương hiệu là gì? Các lý thuyết chính về thương hiệu

Special Offer từ MarketingTrips:

Advertisement
  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Mạng xã hội Threads cập nhật thuật toán mới

24 Tháng Mười Một, 2024
Với thuật toán mới, Threads sẽ hạn chế đề xuất những nội dung từ các tài khoản không theo dõi. Đâ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement