Skip to main content

Podcast Marketing là gì? Lợi ích của Podcast trong Marketing

21 Tháng Ba, 2022

Podcast Marketing là một trong những hình thức Marketing trong đó các thương hiệu sẽ tự giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp thông qua các nội dung âm thanh (audio content), những gì thương hiệu cần là thuyết phục các nhóm đối tượng mục tiêu.

marketing podcast là gì
Podcast Marketing là gì? Tìm hiểu về khái niệm Podcast Marketing

Được phát triển song song với các nền tảng chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội hay các nền tảng video, các nền tảng truyền thông bằng âm thanh cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và tạo tiền đề cho khái niệm Podcast Marketing.

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về các nội dung như Podcast Marketing hay Marketing Podcast là gì? Tại sao các thương hiệu nên sử dụng Podcast như là một kênh Marketing, cách làm Marketing cho Podcast và hơn thế nữa.

Để có thể hiểu sâu và toàn diện về ngành marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Advertisement

Podcast Marketing là gì? 

Podcast Marketing hay Tiếp thị qua podcast là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các nội dung âm thanh (audio content) để làm marketing cho các sản phẩm hay dịch vụ của họ.

Những nội dung miễn phí này được chia sẻ tới người nghe nhằm mục tiêu gây ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của họ, đồng thời thông báo cho họ về các lợi ích mà các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang lại.

Podcast Marketing thường sử dụng các nội dung theo kiểu PR hơn là quảng cáo, tức là thương hiệu truyền tải những nội dung một cách gần gũi và đáng tin cậy nhất thay vì “nói quá” về những gì thương hiệu đang có.

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Advertisement

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Podcast như là một kênh để Marketing.

Podcasting là một công việc khá khó khăn, nhưng đó lại là một cách tuyệt vời (mới) để tiếp cận đối tượng mục tiêu trên quy mô lớn.

Trong khi khái niệm Podcast Marketing hay “Podcast Marketing là gì” vẫn còn khá mới lạ tại Việt Nam (dung lượng tìm kiếm rất ít), gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên. Ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.

So với các hình thức làm marketing khác trên các nền tảng mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, Podcast vẫn có những điểm khác biệt và mức độ hấp dẫn nhất định vì nó mang tính trực tiếp và đối thoại cao hơn.

Advertisement

Một số lợi ích của Podcast Marketing.

Nếu bạn đã hiểu về Podcast Marketing tuy nhiên vẫn còn nghi ngờ về nó, dưới đây là một số lợi ích mà thương hiệu có được từ cách làm này.

  • Nâng cao mức độ nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Podcast của bạn tạo ra “số lần hiển thị” hay sự hiện diện của thương hiệu, cũng giống như bất kỳ hình thức tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) nào khác, nó mang về thêm những lượng tương tác mới.
  • Kết nối với khách hàng tiềm năng: So với các hình thức marketing khác, Podcasting mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện với người nghe — đó không chỉ là nơi để bạn quảng cáo hay PR. Đó còn là về nghệ thuật kể chuyện.
  • Xây dựng độ tín nhiệm: Khi một nhân viên hay người có ảnh hưởng nào đó xuất hiện trên podcast với tư cách là chuyên gia, điều này có thể giúp xây dựng mức độ tin tưởng và tính có thẩm quyền của thương hiệu.

Một số mẹo khi xây dựng Podcast Marketing là gì?

Trong khi Podcast Marketing là một xu hướng mới và cần thiết, nó đòi hỏi một sự cam kết đáng kể về mặt thời gian và ngân sách từ phía doanh nghiệp.

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo trong quá trình xây dựng Podcast.

1. Hãy bắt đầu với các thử nghiệm nhỏ trước khi mở rộng quy mô.

Một podcast chất lượng cần có thời gian. Vì quá trình chuẩn bị nội dung, ghi âm, biên tập, tìm kiếm người nghe và quảng bá podcast có thể tiêu tốn của doanh nghiệp rất nhiều công sức, trước khi mở rộng quy mô, bạn cần chạy các thử nghiệm nhỏ.

Advertisement

Sau quá trình phân tích và theo dõi thử nghiệm, bạn có thể quyết định xem liệu khoản đầu tư của bạn có xứng đáng với những gì nhận được hay không.

2. Để Podcast Marketing thực sự mang lại hiệu quả, những gì bạn cần làm là xuất bản thường xuyên.

Các nhóm đối tượng mục tiêu, khách hàng hay người nghe của bạn cần biết khi nào và ở đâu họ có thể tìm thấy các podcast của bạn. Dù là hàng tháng hay hàng tuần, bạn phải xuất bản các tập của mình theo lịch trình đã định.

Hàng tuần và hai tuần một lần là những tần suất podcast phổ biến nhất trên thế giới.

3. Xây dựng một quy trình làm Podcast rõ ràng.

Sẽ rất mất thời gian để bạn có thể tìm ra những định dạng, chất lượng âm thanh và phong cách phù hợp, vì vậy hãy lên kế hoạch ghi âm trước một vài tập để xem những gì sẽ phù hợp với bạn. Bạn cũng sẽ được hiển thị tốt hơn trên các nền tảng như iTunes hay Spotify nếu bạn có nhiều tập được tải xuống.

Advertisement

4. Cần đầu tư vào chất lượng của micro.

Bạn có thể ghi podcast trên iPhone của mình hay bất cứ thiết bị nào khác, tuy nhiên, để một podcast thực sự có chất lượng, bạn cần một hệ thống micro và thu âm đủ tốt.

Không ai muốn nghe một podcast với âm thanh kém và những tiếng ồn xung quanh.

5. Quảng bá podcast của bạn.

Như đã phân tích ở trên, để các podcast của bạn thực sự mang lại sức ảnh hưởng hay có được một lượng người dùng trung thành, bạn cần có nhiều thời gian.

Ngoài việc tận dụng các kênh có sẵn như website hay các nền tảng mạng xã hội, bạn cũng có thể sử dụng các kênh quảng cáo có trả phí để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Advertisement

Những kênh Podcast phổ biến cho dân Marketing.

Social Media Marketing Podcast.

Một kênh podcast đặc biệt dành riêng cho những ai quan tâm đến Social Media và Marketing. Người đứng sau kênh này chính là Ông Michael Stelzner – Tác giả của Social Media Examiner, một trong những người đầy kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tiếp thị qua mạng xã hội (Social Media Marketing) nói riêng và ngành marketing nói chung.

Marketing School Podcast.

Với hơn 35 triệu lượt tải và 1.400 tập podcast đã xuất bản, Marketing School Podcast là một trong những kênh podcast phổ biến về phạm vi chính là digital marketing.

Được thành lập bởi 2 chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực này Neil Patel & Eric Siu nên các tập podcast chủ yếu được ra mắt mà không cần sự trợ giúp từ phía khách mời.

Bạn có thể xem thêm tại:  https://open.spotify.com/show/1NulSGKhstJuty8iYPBMo5

Advertisement

This Old Marketing Podcast.

Với hai tác giả chính là Joe Pulizzi và Robert Rose – những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tiếp thị nội dung (content marketing), bạn sẽ được chia sẻ tất cả những gì mới nhất về content marketing, về cách thu hút khách hàng và hơn thế nữa.

Với độ dài khoảng 60 phút cho mỗi tập, This Old Marketing rất phù hợp với những ai quan tâm tới content marketing và muốn phát triển chuyên môn trong lĩnh vực này.

Bạn có thể xem thêm về kênh Podcast Marketing này tại: https://open.spotify.com/show/2ZCcAoMJEULFZfZu61QRVd

The Duct Tape Marketing Podcast.

The Duct Tape Marketing Podcast chuyên cung cấp những insights và mẹo từ chuyên gia cho các nhà tiếp thị (marketer) từ những năm 2005.

Advertisement

Người dẫn chính của podcast này là John Jantsch, người đã tham gia phỏng vấn hàng loạt các marketer và nhà lãnh đạo tư tưởng hàng đầu trên thế giới về những chủ đề liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ.

 The CMO Podcast.

Nếu bạn đang thắc mắc không biết vai trò chính của các CMO (Giám đốc Marketing) là gì hay bạn đang đảm nhận các vị trí quản lý về marketing nói chung thì The CMO Marketing Podcast là nơi dành riêng cho bạn.

Với người dẫn dắt chính của kênh là cựu CMO của Procter & Gamble (P&G), bạn chắc chắn sẽ thu thập được nhiều kiến thức ngành có giá trị.

Kết luận.

Trong khi Podcast Marketing vẫn còn là một hình thức khá mới tại Việt Nam, bằng cách nhanh chóng thử nghiệm và theo dõi kết quả, bạn có thể sớm nhận thấy những gì mà nó có thể mang lại cho thương hiệu.

Advertisement

Đi sớm và nhanh hơn nghĩa là bạn có thể có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Google hạn chế việc các website nhỏ lợi dụng danh tiếng của website lớn để làm SEO

23 Tháng Mười Một, 2024
Gã khổng lồ tìm kiếm đang truy quét các đường dẫn lạm dụng danh tiếng trang web để kéo lưu lượng …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement