eCommerce Audit là gì? Quy trình thực thi eCommerce Audit
Cùng tìm hiểu về một số khái niệm như eCommerce Audit là gì, quy trình thực thi eCommerce Audit như thế nào và các nội dung khác.
eCommerce Audit là gì? Trong những năm gần đây, eCommerce hay thương mại điện tử đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Xét về mặt dân số, khoảng hơn 50% người dân mua sắm online vào năm 2021. Trước bối cảnh này, nhu cầu về việc đánh giá thương mại điện tử hay eCommerce Audit càng trở nên quan trọng hơn.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
- eCommerce Audit là gì?
- eCommerce là gì?
- eCommerce Audit (ECA) được thực hiện như thế nào?
- Thế mạnh của eCommerce Audit (ECA) là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
eCommerce Audit là gì?
eCommerce Audit hay còn gọi là Nghiên cứu đo lường bán hàng trực tuyến – là việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hàng hóa của các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử như: lượng hàng bán ra theo thời gian thực, giá & khuyến mãi, vị trí của hàng, số người theo dõi, bình luận của người dùng hay các phản hồi sau mua của người dùng.
eCommerce Audit sẽ giúp Marketer biết được tình hình mua bán & cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, đâu là sàn nên được đầu tư, chiến lược mua bán trên các sàn nên được điều chỉnh như thế nào… Để từ đó, giúp thương hiệu tìm ra chìa khóa thành công trên cuộc chiến bán lẻ trên sàn thương mại điện tử
Cho đến năm 2020, đã có gần 50% người dân mua sắm online và tỷ lệ này được dự báo là sẽ tăng lên 70% vào năm 2025.
Xét về quy mô, đến năm 2025, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử (eCommerce) lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, thời điểm dịch bệnh chứng kiến tỷ lệ người mua sắm online tăng từ 52% lên 74%.
Với sự lớn mạnh của kênh thương mại điện tử, các nhà bán lẻ có xu hướng mở rộng hoạt động của mình từ các cửa hàng truyền thống (việc giao dịch xảy ra trực tiếp tại điểm bán) sang các cửa hàng online (việc giao dịch xảy ra tại điểm mua, thường là nhà của người tiêu dùng).
Điều này dẫn đến tỷ trọng hàng bán trên online tăng dần. Vậy thì, khi thương mại điện tử ngày càng trở nên quan trọng, làm thế nào để nắm được tình hình mua bán & cạnh tranh trên kênh này? Câu trả lời sẽ có trong eCommerce Audit.
eCommerce là gì?
eCommerce là từ viết tắt của Electronic Commerce và được tạm dịch là thương mại điện tử.
Khái niệm eCommerce hay thương mại điện tử được dùng để chỉ một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp, thương hiệu hay thậm chí là cá nhân mua bán hàng hóa và dịch vụ qua môi trường trực tuyến (Internet).
Các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu diễn ra thông qua 4 mô hình chính bao gồm: B2C (Business to Consumer), B2B (Business to Business), C2C (Customer to Customer) và C2B (Customer to Business).
Để có thể hiểu một cách toàn diện về thuật ngữ eCommerce, bạn có thể xem: ecommerce là gì
eCommerce Audit (ECA) được thực hiện như thế nào?
eCommerce Audit được thực hiện trên cơ sở dữ liệu & nền tảng công nghệ của social listening.
Nếu như social listening thông thường chỉ tập trung khai thác dữ liệu về thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội, trong đó có các trang thương mại điện tử, thì eCommerce Audit sẽ khai thác thêm các dữ liệu khác ngoài thảo luận như: tên sản phẩm, lượng bán, giá bán và nhiều nội dung khác.
Dưới đây là những gì bạn cần làm với eCommerce Audit.
Bước 1: Xác lập danh sách mục tiêu chuẩn.
Đây là bước để hệ thống & con người cùng định nghĩa phạm vi & giới hạn các sản phẩm nào sẽ nằm trong danh mục của ngành hàng được nghiên cứu.
Lưu ý rằng mỗi trang thương mại điện tử sẽ gọi tên & xác định các ngành hàng khác nhau. Bước này sẽ giúp đảm bảo tính nhất quán & chính xác trong việc đọc dữ liệu
Bước 2: Thu thập dữ liệu.
Ở giai đoạn này, hệ thống sẽ thực hiện thu thập dữ liệu từ các trang thương mại điện tử trong danh sách, theo bộ từ điển ngành hàng đã được xác lập ở bước 1.
Bước 3: Lọc & xử lý dữ liệu.
Dữ liệu thô từ các trang thương mại điện tử sẽ được lọc lại qua hệ thống AI với sự kết hợp của con người để đảm bảo lọc sạch các dữ liệu không liên quan.
Sau đó, dữ liệu sạch sẽ được phân loại để chuẩn bị cho các bước tính toán
Bước 4 và 5: Phân tích & Báo cáo số liệu.
Quá trình xử lý dữ liệu sẽ được kết thúc bằng các con số & báo cáo cho thấy các xu hướng chính, tình hình cạnh tranh thị trường, cơ hội hay thách thức của ngành hàng.
Thế mạnh của eCommerce Audit (ECA) là gì?
Nhanh chóng.
Thế mạnh của eCommerce Audit là dữ liệu có sẵn, thu thập trong thời gian thực và khả năng cho ra kết quả nhanh chóng , thay vì cần thêm thời gian thực hiện khảo sát.
Vì thế, eCommerce Audit mang lại khả năng cho khách hàng có những report cập nhập tình hình với tần suất cao như: hàng tuần (đang cung cấp theo dạng custom dashboards), hàng tháng (báo cáo), hàng quý, hàng năm.
Do đó, eCommerce Audit sẽ giúp client đưa ra các điều chỉnh kịp thời về giá bán và chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khách hàng, và cung cấp cái nhìn toàn cảnh về ngành hàng với chi phí và thời gian hợp lý.
Độ phủ dữ liệu rộng.
Phương pháp nghiên cứu bán lẻ truyền thống thường làm trên mẫu nhỏ & phóng số liệu để “ước tính” độ lớn thị trường. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian nghiên cứu nhưng đổi lại, số liệu vẫn có sai số thống kê nhất định.
eCommerce Audit với sự hỗ trợ về công nghệ, cho phép bao phủ toàn bộ các cửa hàng trực tuyến trên các sàn được quan sát.
Không giới hạn về vị trí địa lý hay cỡ mẫu giúp E Commerce Audit giảm các sai số thống kê & mang lại kết quả đáng tin cậy hơn
Tạm kết.
eCommerce Audit là một loại hình nghiên cứu mới, nhưng cũng không mới. Đây có thể được xem là một hình thức Retail Audit trên các kênh thương mại điện tử giúp Marketer nắm bắt tình hình mua bán và cạnh tranh trên kênh này.
Bằng cách hiểu eCommerce Audit là gì, Marketer sẽ có cơ sở vững chắc cho các quyết định trên sàn thương mại điện tử từ những câu hỏi đơn giản như: “Tôi có nên chạy chương trình khuyến mãi giảm giá” đến câu hỏi lớn hơn như “Chiến lược bán hàng của tôi trên từng sàn là gì”.
Với sự phát triển của thương mại điện tử nói riêng & Social Commerce nói chung, dữ liệu từ eCommerce Audit chắc chắn sẽ là một vũ khí quan trọng để giúp Marketer chiến thắng trong cuộc chơi bán hàng này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen | MarketingTrips