Skip to main content

Các thương hiệu lớn như Coca-Cola, Netflix hay Amazon đều sẵn sàng chấp nhận thất bại

2 Tháng Mười, 2022

Trong bối cảnh kinh doanh, thất bại không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp nhỏ hay ít danh tiếng trên thị trường, các thương hiệu lớn như Coca-Cola hay Amazon cũng không thể tránh khỏi điều này. 

Các thương hiệu lớn như Coca-Cola, Netflix và Amazon đều sẵn sàng chấp nhận thất bại
Các thương hiệu lớn như Coca-Cola, Netflix và Amazon đều sẵn sàng chấp nhận thất bại

Nếu bạn theo dõi những thương hiệu hay doanh nhân thành công, những người từng mắc phải rất nhiều sai lầm và thất bại, một quan điểm chung từ tất cả những người đó là “không ngại thất bại và thậm chí là còn khuyến khích nhân viên của họ mắc phải sai lầm.”

Ngay sau khi trở thành Giám đốc điều hành của Coca-Cola Co., James Quincey đã kêu gọi các nhà quản lý vượt qua nỗi sợ thất bại, những đã đeo bám công ty này kể từ sau thất bại “New Coke” nhiều năm trước. “Nếu chúng ta không mắc sai lầm, có lẽ là chúng ta chưa cố gắng đủ nhiều hay làm đủ nhiều.” Ông nói.

Với tư cách là CEO của Netflix, nền tảng streaming với hơn 200 triệu người dùng có trả phí (paid subscriptions), Ông Reed Hastings lại luôn tỏ ra lo lắng khi nền tảng này có quá nhiều “chương trình ăn khách”.

Ông nói: “Tỷ lệ các chương trình ăn khách hiện quá cao. Chúng ta cần phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn… để thử những điều điên rồ hơn… chúng ta nên có tỷ lệ hủy bỏ các chương trình cao hơn.”

Ngay cả với Giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, Jeff Bezos, là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới (và cũng từng là người giàu nhất thế giới), cũng đưa ra quan điểm rằng sự phát triển và đổi mới không ngừng của Amazon được xây dựng dựa trên những thất bại mà công ty đã có.

Ngay sau khi Amazon mua lại Whole Foods. Ông nói: “Nếu chúng là thử nghiệm, bạn không thể biết trước liệu chúng có thành công hay không.

Các thử nghiệm về bản chất là dễ bị thất bại. Nhưng một vài thành công lớn lại có thể bù đắp cho hàng tá thứ thất bại hay kém hiệu quả.”

Với tư cách là những doanh nhân thành công từng đi lên từ thất bại, thông điệp của họ đã quá rõ ràng, tuy nhiên, trong thực tế, quá trình áp dụng nó tại doanh nghiệp vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải.

Có vô số các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp luôn bị ám ảnh bởi việc họ phải thành công, họ tỏ ra sợ hãi với những thất bại, và đó cũng là lý do chính giải thích tại sao doanh nghiệp của họ có rất ít sự đổi mới và sáng tạo.

Nếu bạn không chuẩn bị bất cứ thứ gì để mạo hiểm hay để thất bại, bạn không thực sự sẵn sàng để thoát ra khỏi vùng an toàn và học hỏi những thứ mới.

Và trừ khi mọi nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp tiếp tục học hỏi nhanh như cách thế giới đang thay đổi, họ sẽ không bao giờ tiếp tục tồn tại, phát triển và hơn thế nữa.

Hy vọng khi nói đến đây, bạn đang có thể ngay lập tức nghĩ lại câu chuyện của Nokia hay Yahoo trong quá khứ.

Ở một khía cạnh khác, có một câu hỏi đặt ra là, thực tế cho thấy rằng có phải là cứ thất bại là có thể thành công hơn đâu? hay đâu phải ai cũng có thể học hỏi được từ thất bại?

Vậy liệu có bất cứ kỹ thuật nào cho phép các tổ chức và cá nhân nắm lấy mối liên hệ cần thiết giữa những thất bại nhỏ và thành công lớn hay không?

Tại một trường đại học (trong thực nghiệm), các sinh viên được dạy rằng, thất bại không phải là lỗi hay hệ quả của việc học hỏi, nó đơn giản chỉ là một dấu hiệu.

Các sinh viên sau đó “được phép thất bại, được phép mắc sai lầm.”

Kết quả cho thấy rằng, những sinh viên được chuẩn bị để sẵn sàng xử lý những thất bại tỏ ra chủ động và táo bạo hơn những sinh viên luôn mong đợi sự hoàn hảo.

Đây cũng là bài học kinh doanh của Ông Patrick Doyle, CEO của Domino’s Pizza, một trong những thương hiệu F&B nổi tiếng toàn cầu.

Trong một bài thuyết trình, ông này cho rằng có 2 thách thức lớn mà các cá nhân hay doanh nghiệp cần vượt qua để có thể học hỏi được (nhiều) từ thất bại.

Thách thức đầu tiên là cái mà ông gọi là “thành kiến ​​thiếu sót” (omission bias) – thực tế là hầu hết những người có ý tưởng mới chọn không theo đuổi ý tưởng đó bởi vì nếu họ thử điều gì đó mới và nó không hiệu quả, sự thất bại đó có thể làm hỏng sự nghiệp của họ.

Thách thức thứ hai là vượt qua cái mà ông này gọi là “chán ghét sự thua cuộc” (loss aversion) – xu hướng này giải thích rằng có rất nhiều người “muốn chơi là phải thắng”, về cơ bản họ không được phép thất bại vì nó là thứ gì đó rất tồi tệ.

Ông này nói tiếp “sự cho phép hay sẵn sàng đối đầu với thất bại có thể giúp bạn tiếp thêm được sinh lực, và nó là điều kiện cần thiết để thành công.”

Không có bài học mới nào mà không thất bại hay đôi lần bỡ ngỡ, không có thành công lớn lao nào mà không dựa trên các thất bại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …