[Download] Báo cáo người tiêu dùng Việt Nam – FMCG Monitor 2022
Trong khi khối lượng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tăng ở một số danh mục và khu vực, việc tăng giá bán sẽ siết chặt ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng vào năm 2023.
2022 được xem là một năm phục hồi đối với nền kinh tế Việt Nam, khi những lệnh phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19 được tháo gỡ. Nền kinh tế Việt Nam trong 2022 nói chung đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng đi kèm với nhiều hứa hẹn tích cực.
Tuy nhiên, khi suy thoái kinh tế toàn cầu đã – và sẽ tiếp tục – tác động đến thị trường tiêu dùng toàn cầu, cùng với đó là chỉ số lạm phát ở Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2023, những dấu hiệu tiêu cực vẫn còn sự hiện diện.
Những điểm nổi bật chính từ Báo cáo quan sát ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam năm 2022 của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel:
Ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình bị thắt chặt.
Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP ấn tượng là 8% vào năm 2022, cao nhất trong hơn một thập kỷ, trước những bất ổn toàn cầu do lạm phát gia tăng.
Sự bất ổn toàn cầu và lạm phát đã làm tăng đáng kể chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào cuối năm ngoái và dự đoán sẽ tăng thêm trong năm 2023, điều này sẽ gây áp lực trực tiếp lên sức mua của người tiêu dùng nói chung.
Khối lượng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tăng trưởng đầy hứa hẹn.
Thị trường hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng đầy hứa hẹn so với năm trước, ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn. Khối lượng tiêu thụ tăng mạnh hơn ở khu vực nông thôn.
Tại các thành phố lớn của Việt Nam, sự phục hồi của ngành đồ uống và thực phẩm (F&B) đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), cả về giá trị và khối lượng.
Ở khu vực nông thôn, tất cả các sản phẩm FMCG đều tăng trưởng mạnh, ngoại trừ hàng thực phẩm đóng gói (CPG) là có mức tiêu thụ giảm.
Làm đẹp vẫn là danh mục HOT.
Lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp đang trên đà phục hồi mạnh mẽ vào năm 2023, sau khi sụt giảm mạnh vào năm 2021 và 2022, danh mục sản phẩm chăm sóc da mặt ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong hai năm liên tiếp.
Tăng trưởng thương mại điện tử đang chậm lại.
Trong khi lượng người mua sắm đang có mức tăng trở lại, tốc độ tăng trưởng của các kênh bán hàng trực tuyến đang chững lại sau một khởi đầu mạnh mẽ vào đầu năm 2022.
Các hình thức thương mại hiện đại và truyền thống đã phổ biến trở lại khi mọi người dành nhiều thời gian hơn ở bên ngoài, doanh số thương mại điện tử (eCommerce) chững lại.
Người tiêu dùng sẽ kiềm chế chi tiêu.
Kể từ quý cuối cùng của năm 2022, nhiều người tiêu dùng ngày càng lo lắng về tình hình tài chính gia đình của họ, trong bối cảnh giá cả hàng hoá liên tục tăng cùng với đó là làn sóng sa thải nhân sự đang diễn ra ở nhiều nơi, áp lực chi tiêu đang thực sự đè nặng lên phần lớn người tiêu dùng.
Trước tình hình này, các nhà sản xuất và thương hiệu cần phản ứng nhanh chóng hơn với những sự thay đổi, đồng thời cần xác định rõ những gì thương hiệu có thể làm để hỗ trợ người tiêu dùng.
Vào năm 2023, thị trường FMCG sẽ đối mặt với những thách thức bao gồm áp lực lạm phát lớn và người tiêu dùng sẽ tiếp tục tìm cách để hợp lý hóa chi tiêu.
Bạn có thể tải xuống báo cáo tại đây
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips