Skip to main content

Tại sao Storytelling lại vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

25 Tháng Tư, 2023

Storytelling là chiến lược hiệu quả để thương hiệu kết nối với khách hàng mục tiêu, cùng MarketingTrips khám phá lý do tại sao Storytelling lại vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.

Tại sao Storytelling lại vô cùng quan trọng với doanh nghiệp
Tại sao Storytelling lại vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

Với tư cách là những người làm marketing, bạn hiểu rằng một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu đó không phải là doanh số bán hàng hay đối thủ mà là thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, liệu việc thấu hiểu đó có thực sự mang lại giá trị hay không nếu bạn không hiểu về chính doanh nghiệp, về chính các câu chuyện liên quan đến thương hiệu.

Về bản chất, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ 2 chiều, điều này có nghĩa là, bạn cần phải thấu hiểu cả khách hàng lẫn chính doanh nghiệp mới có thể tạo ra những mối quan hệ thực sự có ý nghĩa.

Advertisement

Mọi thứ cũng chưa dừng lại ở đó, giả sử bạn hiểu về doanh nghiệp của mình, về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, bạn cũng hiểu các nỗi đau mà khách hàng của mình đang gặp phải, tuy nhiên, kết quả sẽ là gì nếu bạn không thể truyền tải các thông điệp của thương hiệu tới khách hàng theo cách phù hợp, cách mà ở đó khách hàng có thể nhớ về thương hiệu, tương tác lại với thương hiệu, cân nhắc mua hàng khi có nhu cầu và hơn thế nữa trong tương lai.

Storytelling hay nghệ thuật kể chuyện thương hiệu là một trong số những chiến lược hiệu quả có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này.

Storytelling là gì?

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.

Advertisement

Tại sao Storytelling lại vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.

Dù bạn là người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn đều cần hiểu rằng việc xác định đối tượng mục tiêu, nỗi đau và mong muốn của họ là nền tảng để xây dựng nên các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Một khi hiểu về khách hàng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về con đường xây dựng thương hiệu mà bạn phải thực hiện.

Storytelling hay Nghệ thuật kể chuyện không chỉ là xu hướng làm marketing của năm 2023 mà còn là điều kiện cần để tăng trưởng, như cách các thương hiệu lớn vẫn làm.

Storytelling không chỉ giúp truyền tải các thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả, nó còn giúp thiết lập nên cái gọi là bản sắc thương hiệu (Brand Identity), thứ có thể khiến khách hàng nhớ về thương hiệu theo những cách có ý nghĩa nhất.

Advertisement

Dưới đây là những lý do chính có thể khiến bạn bắt đầu xây dựng Storytelling ngay từ bây giờ.

Storytelling giúp xây dựng kết nối với khách hàng.

Kể một câu chuyện hấp dẫn có thể là cách làm hiệu quả để tạo ra các kết nối cảm xúc với khách hàng. Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, những khó khăn và thành công của cả cá nhân và doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể xây dựng lòng tin và sự đồng cảm với công chúng của mình, điều này có thể dẫn đến nhiều mối quan hệ bền chặt hơn và lòng trung thành của khách hàng cũng sẽ cao hơn.

Storytelling giúp truyền đạt hiệu quả một thông điệp.

Một câu chuyện được kể hay có thể là một cách hiệu quả để truyền đạt một thông điệp hoặc ý tưởng nào đó. Bằng cách sử dụng các chiến thuật như ẩn dụ hay các kỹ thuật kể chuyện khác, thương hiệu có thể truyền đạt các khái niệm phức tạp theo những cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất.

Storytelling khiến thương hiệu trở nên đáng nhớ.

So với các bài viết hay các đoạn văn bản khô khan, những câu chuyện hiển nhiên sẽ có sức hút hơn và dễ nhớ hơn. Bằng cách tạo ra một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng đến các nhóm khách hàng, doanh nghiệp có thể làm cho thương hiệu trở nên nổi bật hơn trong một thị trường đông đúc và chật hẹp. Một câu chuyện đáng nhớ có thể giúp khách hàng nhớ về thương hiệu rất lâu sau khi tương tác.

Advertisement

Storytelling giúp thương hiệu khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Một câu chuyện hay cũng có thể giúp phân biệt một thương hiệu với số còn lại trên cùng một thị trường. Bằng cách chia sẻ những giá trị và quan điểm riêng biệt (USP), thương hiệu có thể định vị thương hiệu theo cách khác biệt và hấp dẫn nhất đối với các phân khúc thị trường tương ứng.

Hãy nghĩ về Nike hay Starbucks, có một sự thật là thứ khiến bạn nhớ nhất về họ hay thứ khiến họ khác biệt không phải là những đôi dày bền hay cafe thơm ngon, đúng vậy không?

Storytelling giúp thiết lập doanh nghiệp như là “nhà lãnh đạo tư tưởng ngành”.

Với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, khách hàng không thể nhớ hết tất cả các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực đó, điều này có nghĩa là, bạn phải là Top of Mind trong tâm trí của khách hàng khi nói về các sản phẩm và dịch vụ trong ngành.

Một trong những cách để làm điều này đó là trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng ngành. Nhà lãnh đạo tư tưởng ngành có nghĩa là, trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể nào đó, tiếng nói của doanh nghiệp luôn có sức ảnh hưởng lớn đến các công chúng liên quan.

Advertisement

Bạn nghĩ về MarketingTrips khi nói đến các trang tin về marketing chẳng hạn.

Bằng cách cung cấp những thông tin và lời khuyên có giá trị (và riêng biệt), doanh ngiệp có thể xây dựng uy tín và thu hút một lượng khách hàng trung thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement