Skip to main content

Search Intent là gì? Các loại Search Intent trong SEO

22 Tháng Tám, 2023

Trong bối cảnh tìm kiếm hay SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), tuỳ vào từng từ khoá tìm kiếm khác nhau, người dùng có những ý định hay mục đích tìm kiếm khác nhau, đây chính là lúc khái niệm Search Intent ra đời. Vậy Search Intent là gì? Các loại Search Intent phổ biến trong SEO là gì? Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

Search Intent là gì
Search Intent là gì? Các loại Search Intent trong SEO

Với hầu hết những người làm marketing trên công cụ tìm kiếm, bao gồm cả những người làm SEO, việc cung cấp đúng những nội dung hay thông điệp mà khách hàng (người tìm kiếm) cần là mục tiêu cốt lõi.

Tuỳ vào từng từ khoá hay truy vấn tìm kiếm khác nhau, người dùng mong đợi nhận được các nội dung khác nhau, hay nói cách khác, mục đích tìm kiếm của họ (Search Intent) là khác nhau, điều này đặt ra một yêu cầu mang tính bắt buộc cho các marketer đó là cần tối ưu hoá nội dung dựa trên các từ khoá hay nhóm từ khoá tương ứng.

Hiểu rõ khái niệm Search Intent theo đó là nền tảng để người làm SEO và Marketing thấu hiểu về khách hàng của mình trên các công cụ tìm kiếm.

Advertisement

Search Intent là gì?

Search Intent trong tiếng Việt có nghĩa là ý định tìm kiếm hoặc mục đích tìm kiếm, khái niệm đề cập đến những mong muốn tìm kiếm của người dùng (người tìm kiếm) thông qua các từ khoá (keyword) hay truy vấn tìm kiếm (search query) khác nhau.

Mong muốn tìm kiếm ở đây chính là các thông tin hay nội dung (content) mà người dùng muốn biết hay tìm hiểu sâu hơn.

Ví dụ, với từ khoá “khái niệm marketing“, người tìm kiếm mong muốn tìm hiểu các lý thuyết về ngành marketing, bao gồm cả các định nghĩa, cơ hội nghề nghiệp lẫn các thông tin khác ví dụ như mức lương của một nhân viê marketing.

Search Intent hay Mục đích tìm kiếm mô tả mục đích của người dùng khi sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.

Advertisement

Về phía các công cụ tìm kiếm, dựa trên các search intent của người dùng cùng với đó là những trải nghiệm của họ với các nội dung mà họ tương tác (engagement) để:

  • Điều chỉnh các thuật toán.
  • Định hình trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), tức thứ hạng của các Trang web.
  • Đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng của nền tảng chính là những người tìm kiếm.

Search Intent cũng còn được gọi với các tên khác như User Intent hay Keyword Intent.

Với tư cách là những người làm marketing nói chung, việc hiểu những gì khách hàng cần và những gì họ đang tìm kiếm là chìa khoá để xây dựng các chiến dịch thành công.

Các loại Search Intent (Mục đích tìm kiếm) phổ biến nhất trong SEO.

Về tổng thể, Search Intent thường được phân loại thành 4 nhóm chính: thương mại, giao dịch, thông tin và điều hướng.

Advertisement

Tìm kiếm vì mục đích thương mại.

Theo Google, tìm kiếm vì mục đích thương mại là loại tìm kiếm trước khi giao dịch (thực hiện hành động mua hàng).

Người tìm kiếm khi này có ý định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó nhưng họ chưa thực sự sẵn sàng. Điều này có thể bao gồm các tìm kiếm nhằm mục đích so sánh các tính năng của các sản phẩm tương tự.

Tìm kiếm vì mục đích giao dịch (mua hàng).

Khi thực hiện các truy vấn tìm kiếm theo kiểu giao dịch (ví dụ: mua iphone cũ ở hà nội), người dùng sẽ có xu hướng mua hàng và thường họ đã nghĩ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó thay vì là nghiên cứu rộng như loại tìm kiếm thương mại.

Tìm kiếm vì mục đích thông tin.

Loại Search Intent hay Ý định tìm kiếm tiếp theo đó là tìm kiếm vì mục đích thông tin.

Advertisement

Mục đích tìm kiếm thông tin đi kèm với các từ khoá tìm kiếm cho thấy rằng người dùng muốn có thêm kiến thức hay thông tin về một điều (sản phẩm hoặc dịh vụ) gì đó, ví dụ: có nên dùng iphone không?

Tìm kiếm vì mục đích điều hướng.

Đúng như tên gọi của nó, mục đích điều hướng sẽ hướng người dùng đến các trang (website hoặc ứng dụng) cụ thể. Các trang mà người dùng tìm kiếm có thể nằm ở bất kỳ đâu hay về bất cứ thứ gì, từ một nền tảng mạng xã hội cụ thể ví dụ như Facebook đến các quán cafe gần nhà.

Mở rộng khái niệm Search Intent (Ý định tìm kiếm). 

Mặc dù 4 loại search intent hay ý định tìm kiếm nói trên đã bao gồm một phần lớn các kiểu từ khoá tìm kiếm của người dùng, nhưng chúng lại không thể hiện đầy đủ cách người dùng tìm kiếm về một thứ gì đó.

Hành vi của một người tìm kiếm về thời gian bắt đầu của một bộ phim nào đó tại rạp không giống với hành vi của một người tìm kiếm các bài đánh giá (review) về bộ phim.

Advertisement

Trong khi cả hai đều đang tìm kiếm thông tin về một bộ phim, nhưng rõ ràng họ đang ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng (Customer Journey).

Bằng cách mở rộng các kiến thức ra ngoài cái gọi là Search Intent thông thường, người làm marketing có nhiều cơ hội hơn để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng, dưới đây là một số mục đích tìm kiếm khác mà người dùng có thể muốn có:

  • So sánh sản phẩm.
  • Giải quyết một vấn đề nào đó.
  • Giải trí.
  • Tìm việc.
  • Xem video.
  • Tìm kiếm các địa chỉ cụ thể.
  • Mua sắm.
  • Nghiên cứu.

Search Intent liên quan trực tiếp đến câu hỏi “What” và “Why”.

Có được sự hiểu biết đầy đủ về Search Intent hay Mục đích tìm kiếm như đã phân tích, là chìa khóa của mọi hoạt động SEO lẫn quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (SEM, PPC, Paid Ads). Một khi bạn có thể trả lời được điều gì (What) và tại sao (Why) một ai đó đang tìm kiếm và từ đó chủ động tối ưu các nội dung phản hồi của thương hiệu, bạn đang dần chạm đến ý định mua hàng của khách hàng.

Ngược lại, nếu bạn không thể hiểu được vì sao khách hàng tìm kiếm và họ thực sự đang tìm kiếm điều gì, mọi nỗ lực đáp ứng của bạn về cơ bản là không có nhiều ý nghĩa.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement