Skip to main content

Mặc dù phổ biến, TikTok Shop lại ít nhận được sự yêu thích từ phía người dùng

11 Tháng Chín, 2023

Mặc dù chứng kiến mức tăng kỷ lục về tỷ lệ sử dụng trong quý 2/2023, TikTok Shop vẫn không phải nền tảng được ưa thích nhất của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam.

Mặc dù phổ biến, TikTok Shop lại ít nhận được sự yêu thích từ phía người dùng
Mặc dù phổ biến, TikTok Shop lại ít nhận được sự yêu thích từ phía người dùng

Decision Lab – đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam cùng Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (MMA) mới đây công bố báo cáo “Người tiêu dùng số – The Connected Consumer” quý 2/2023, trong đó cho thấy tình hình sử dụng các nền tảng thương mại điện tử (E-commerce) của người tiêu dùng Việt.

Một trong những điểm đáng chú ý là tỷ lệ sử dụng TikTok Shop quý 2/2023 đã tăng kỷ lục 16 điểm phần trăm so với quý 1/2023, lên 33%. Như vậy, lượng người mua sắm online tại Việt Nam thông qua TikTok Shop của TikTok chỉ còn kém vị trí thứ 3 là Facebook 1%.

Quý 2/2023 tiếp tục đánh dấu mạch tăng trưởng liên tục hàng quý về tỷ lệ sử dụng của TikTok Shop. Kể từ khi ra mắt tại Việt Nam vào quý 1/2022, tính đến quý 1/2023, tỷ lệ sử dụng nền tảng này đã tăng đều đặn khoảng 5 điểm phần trăm sau mỗi 3 tháng.

Advertisement

Bất chấp đà tiến “thần tốc” của TikTok Shop, Shopee vẫn bỏ xa các đối thủ trong cuộc đua thương mại điện tử. Tỷ lệ sử dụng nền tảng này đạt tới 81% trong quý 2/2023, tạo khoảng cách đáng kể so với vị trí thứ 2 là Lazada (58%). So với quý trước, tỷ lệ sử dụng Shopee tăng nhẹ, trong khi Lazada bị giảm.

Xét về mức độ yêu thích, Shopee cũng giữ vững “ngôi vương” với 56% đáp viên của Decision Lab và MMA lựa chọn đây là nền tảng họ sử dụng thường xuyên nhất khi mua sắm online, tăng 4% so với quý 1/2023. Lazada đạt tỷ lệ 20%, giảm 2% so với quý trước và Facebook đạt 7%, giảm 2%.

Như vậy, mặc dù tỷ lệ sử dụng tăng trưởng ấn tượng, TikTok Shop vẫn chỉ đứng thứ 4 trong danh sách nền tảng mua sắm online ưa thích của người tiêu dùng Việt.

Đề xuất tăng cường quản lý việc livestream trên mạng xã hội.

Thứ được coi là “vũ khí” giúp TikTok Shop ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng là hình thức bán hàng qua livestream, nhờ lợi thế xuất phát điểm là một nền tảng video. Theo khảo sát của nền tảng phân tích dữ liệu E-commerce Metric, 62% đáp viên tại Việt Nam cho biết mục đích xem livestream của họ là mua sắm, 38% dành 1-3 giờ mỗi tuần để xem livestream.

Advertisement

Đáng chú ý, có tới 18% nói rằng họ dành 3-5 giờ và 7% dành 5-7 giờ. Về thời gian trung bình xem livestream mỗi phiên, 34% đáp viên cho biết họ thường xem 15-30 phút, 27% xem 5-15 phút và 25% xem 30 phút-1 giờ.

Tuy nhiên, trong một hội thảo hôm 8/9, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã đề xuất bổ sung quy định quản lý đối với tính năng livestream, dựa trên ảnh hưởng của hình thức này tới xã hội.

Theo đó, Bộ đề xuất chỉ các mạng xã hội có Giấy phép mạng xã hội (đối với tổ chức, DN trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT (đối với tổ chức, DN nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ livestream. Các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.

Hiện GMV của TikTok Shop đang đứng vị trí thứ 2 sau Shopee, cao hơn Lazada và Tiki.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Minh Anh | Markettimes

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Doanh nghiệp nào đang thực sự nắm giữ Highlands Coffee

12 Tháng Mười Một, 2024
Sau gần 25 năm hoạt động, Highlands Coffee hiện là chuỗi trà – cà phê lớn nhất tại Việt Nam…
Advertisement

Advertisement