Skip to main content

SEO Content Brief là gì? Ví dụ về SEO Content Brief mẫu

21 Tháng Mười, 2023

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về thuật ngữ SEO Content Brief như: SEO Content Brief là gì, tại sao SEO Content Brief lại quan trọng trong SEO, ví dụ về mẫu xây dựng SEO Content Brief và hơn thế nữa.

SEO Content Brief là gì
SEO Content Brief là gì? Ví dụ về SEO Content Brief mẫu

Trong bối cảnh mới, dưới sự phát triển nhanh chóng của AI (trí tuệ nhân tạo), các hành vi tìm kiếm đang không ngừng thay đổi. Từ cách người dùng sử dụng các công cụ để tìm kiếm thông tin đến cách họ đánh giá thông tin.

Tuy nhiên, trong khi tương lai của AI vẫn còn là thứ gì đó mơ hồ và hành vi tìm kiếm của người dùng vẫn chủ yếu dựa trên các công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google hay Bing Search), các thương hiệu nói chung và người làm SEO nói riêng vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm với khách hàng của họ.

Để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả, vấn đề không chỉ nằm ở cách làm nội dung hay am hiểu về các thuật toán xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, các bản tóm tắt mang tính định hướng cho việc xây dựng nội dung phục vụ cho mục đích SEO hay còn được gọi là SEO Content Brief cũng vô cùng quan trọng.

Advertisement

SEO Content Brief là gì?

SEO Content Brief hiểu đơn giản là các bản tóm tắt ngắn gọn (Brief) phục vụ cho hoạt động xây dựng nội dung (Content) với mục đích tối ưu hoá thứ hạng của nội dung hay website trên các công cụ tìm kiếm (SEO).

SEO Content Brief là từ ghép giữa SEO, Content và Brief.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization, trong tiếng Việt có nghĩa là Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

Trong Marketing, SEO Web đơn giản là việc tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để website có thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm với mục đích cuối cùng là tìm kiếm khách hàng tiềm năng và bán hàng.

Advertisement

Content là gì?

Khi nói đến khái niệm content hay câu hỏi content là gì, có rất nhiều câu trả lời sẽ được đưa ra tuỳ thuộc vào từng góc nhìn hay bối cảnh cụ thể. Theo MarketingTrips, Content (Nội dung) ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Mặc dù cụm từ Content được sử dụng khá phổ biến và có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức hay định dạng khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Trong phạm vi ngành Marketing, Content có thể được hiểu là các nội dung hay thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải tới khách hàng mục tiêu với mục đích cuối cùng là đạt được các yêu cầu do Marketing đã đặt ra.

Để có thể tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Content, bạn có thể xem thêm tại content là gì

Brief là gì?

Brief trong tiếng Anh mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau như một cái gì đó ngắn và đơn giản, một bản chỉ dẫn, một lá thư hay một bài viết ngắn.

Advertisement

Trong phạm vi ngành Marketing hay cụ thể hơn là sáng tạo nội dung, Brief được sử dụng với ý nghĩa là một bản “Tóm tắt” về một nội dung, yêu cầu hay chủ đề sự kiện nào đó.

Tại sao SEO Content Brief lại quan trọng trong SEO (Search Engine Optimization)?

Như đã phân tích ở trên, một khi SEO hay việc tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm còn mang lại giá trị cho thương hiệu hay doanh nghiệp, các bản SEO Content Brief sẽ còn tiếp tục thể hiện được lợi ích và vai trò của nó.

Thứ nhất, SEO Content Brief giúp cho việc xây dựng nội dung phục vụ cho SEO trở nên nhanh chóng hơn khi người làm nội dung biết được các nội dung họ viết cần tập trung vào những vấn đề gì (thay vì viết lan man thiếu định hướng).

Thứ hai, vì là bản tóm tắt mang tính định hướng cách viết nội dung SEO, các SEO Content Brief giúp cho các nội dung sau khi được xuất bản dễ dàng đạt được mục tiêu được đưa ra ban đầu hơn, dù là gia tăng thứ hạng tìm kiếm hay tăng tỷ lệ chuyển tự nhiên.

Advertisement

Thứ ba, nếu thương hiệu đang sử dụng các SEO Agency thay vì là đội nhóm nội bộ, các bản SEO Content Brief đóng vai trò như là những kim chỉ nam hành động cho Agency. Họ sẽ biết nên xây dựng nội dung ra sao, phong cách trình bày hay những giá trị đi kèm khác cần có thay vì chỉ là có được thứ hạng cao.

Mẫu xây dựng một bản SEO Content Brief đúng chuẩn cho Marketer.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể, các bản SEO Content Brief có thể được xây dựng theo các mẫu khác nhau, dưới đây là ví dụ từng bước về một mẫu tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo.

1. Chọn (đúng) từ khóa mục tiêu.

Khi nói đến bất cứ hoạt động nào trong SEO, từ khoá luôn là yếu tố mang tính nền tảng được cân nhắc đầu tiên vì suy cho cùng, mọi thứ khách hàng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm đều là từ khoá.

Một bản SEO Content Brief theo đó cũng sẽ được bắt đầu bằng việc xác định đúng từ khoá mục tiêu (từ khoá chính).

Từ khóa mục tiêu là một cụm từ hoặc chủ đề chính mà nội dung được viết sẽ tập trung vào. Đó là từ khóa chính mà nội dung hay bài viết sau khi được hoàn thành sẽ cố gắng để có được thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Advertisement

Sau khi được chọn, từ khóa chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các phần nội dung khác có trong SEO Content Brief — như từ khóa phụ, dàn ý nội dung (Content Outline), chủ đề phụ hoặc các liên kết nội bộ nếu có.

Để tìm kiếm hay lựa chọn các từ khoá mục tiêu, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá phổ biến như Google Trends, Google Keyword Planner, Google Search Console hay các công cụ khác như Ahrefs hay SEMrush.

Khi phân tích và lựa chọn từ khoá, bạn có thể cần chú ý vào các thông tin quan trọng như:

  • Dung lượng tìm kiếm (Volume). Là số lượng tìm kiếm trung bình ước tính mà một từ khóa (Keyword) nhận được mỗi tháng. Các từ khoá được tìm kiếm nhiều thường là mục tiêu của thương hiệu.
  • Độ khó của từ khóa (KD). Là mức độ khó của việc có được thứ hạng (cao) trên trang kết quả tìm kiếm. Độ khó của từ khoá tính toán đến độ mạnh của các đối thủ đang muốn cạnh tranh cho cùng một từ khoá. Thông thường, từ khoá càng ngắn và có dung lượng tìm kiếm cao thì độ khó càng cao và ngược lại.
  • Mục đích hay ý định tìm kiếm (Search Intent). Mục đích của người dùng đằng sau các từ khoá hay truy vấn mà họ nhập vào công cụ tìm kiếm là gì, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp về các phần nội dung cần có trong bài viết.

2. Lập một danh sách bao gồm các từ khóa phụ.

Từ khóa phụ chính là các từ khoá có liên quan chặt chẽ với từ khóa chính mà bạn đang nhắm mục tiêu ở trên.

Advertisement

Chúng đóng vai trò giúp cho các công cụ tìm kiếm biết rằng bạn đã đề cập đến các chủ đề phụ liên quan đến từ khóa chính của mình.

Giả sử từ khóa chính của bạn là “Content Marketer là gì” Từ khóa phụ của bạn có thể là:

  • “Content Marketer thường làm gì”
  • “Content Marketing là gì?
  • “Content Marketer”

Cũng tương tự như cách làm với từ khoá chính, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá để xác định đúng các từ khoá phụ.

Các đề xuất trực tiếp từ Google (Google Search Suggest) cũng là cách tiếp cận mà bạn có thể tham khảo. Bên dưới là các đề xuất của Google khi bạn tìm kiếm từ khoá “Content Marketer“.

Advertisement

3. Tiến hành nghiên cứu và phân tích trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Nếu bạn thử tìm kiếm bất cứ từ khoá nào trên công cụ tìm kiếm, bạn sẽ thấy được mức độ cạnh tranh bạn phải đối diện với các trang hay website hiện có.

Vì bản chất của làm SEO hay xây dựng SEO Content Brief là để có được thứ hạng ở nơi mà bạn phải cạnh tranh với rất nhiều website khác, việc phân tích về các website này dường như là điều không thể tránh khỏi.

Các thông tin chính mà bạn cần phân tích đó là tiêu đề, thẻ mô tả, số từ (độ dài của tiêu đề, mô tả và cả bài viết), cấu trúc bài viết (H2, H3…) hay các đoạn trích nổi bật khác của các đối thủ đang có được thứ hạng cao cho từ khoá mà bạn cũng muốn xếp hạng.

Advertisement

4. Xây dựng dàn ý dự kiến.

SEO Content Brief là bản tóm tắt mang tính định hướng cho người viết nội dung, hãy cung cấp cho họ một điểm xuất phát dưới dạng một dàn ý dự kiến.

Một bản dàn ý dự kiến tiêu chuẩn sẽ cần có các phần dưới đây:

  • Tiêu đề được đề xuất (Title).
  • Các H2 chính.
  • Các H3 quan trọng.
  • Mô tả cụ thể cho từng phần.

Để xây dựng các dàn ý, hãy kết hợp tất cả các dữ liệu có được từ các nghiên cứu từ khoá mà bạn đã thực hiện ở các bước nói trên:

  • Sử dụng từ khóa chính và phụ làm tiêu đề nếu có thể.
  • Thêm các câu hỏi thường gặp.
  • Đảm bảo dàn ý của bạn bao gồm tất cả các chủ đề quan trọng mà đối thủ cạnh tranh của bạn đề cập đến.
  • Sau khi bạn xây dựng xong dàn ý này, SEO Content Brief về cơ bản là sắp hoàn thành.

5. Lập danh sách các liên kết nội bộ có thể được đưa vào bài viết.

Liên kết nội bộ (Internal Link) đơn giản là đoạn văn bản có thể nhấp được (Anchor Text), khi được nhấp vào, nó sẽ dẫn đến một trang khác trong chính website đang xem.

Advertisement

Với SEO, các liên kết nội bộ rất quan trọng vì:

  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu hơn về cấu trúc website và trang (webpage).
  • Chuyển quyền (PA) giữa các trang khác nhau trên cùng một website.
  • Giúp người dùng điều hướng website và khám phá nội dung dễ dàng hơn.
  • Các liên kết nội bộ cũng có thể trỏ đến các chủ đề phụ cần được xem thêm hoặc giải thích nhiều hơn về chủ đề liên quan.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức cơ bản về SEO Content Brief, từ khái niệm, ví dụ về mẫu xây dựng SEO Content Breif đến các lý thuyết liên quan khác.

Hy vọng với các thông tin có được, bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình các bản tóm tắt nội dung đề xuất cho SEO, có được thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm hay mang lại nhiều giá trị hơn từ các hoạt động SEO của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement