Skip to main content

Cách làm SEO trên Instagram: Mẹo giúp tăng tương tác và tiếp cận

22 Tháng Mười, 2023

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề SEO trên Instagram như: Instagram SEO là gì, tại sao thương hiệu cần làm SEO trên Instagram, các yếu tố xếp hạng chính trên Instagram là gì, một số chiến thuật để tăng cường độ tiếp cận của nội dung trên Instagram, và hơn thế nữa.

Instagram SEO
Instagram SEO: Một số mẹo giúp tăng khả năng tiếp cận

SEO hay kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vốn được biết đến là những hoạt động nhằm mục tiêu giúp nội dung của thương hiệu hay website xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo.

Tuy nhiên, SEO cũng có giá trị không nhỏ trên các nền tảng mạng xã hội, nó có thể giúp nội dung của các tài khoản Instagram xuất hiện ở vị trí cao hơn trong phần kết quả tìm kiếm của ứng dụng.

Trong bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu cách Instagram xếp hạng các tài khoản và nội dung để từ đó thương hiệu có thể có nhiều cách hơn để thúc đẩy khả năng tiếp cận, cách gia tăng giá trị cho Instagram SEO và hơn thế nữa.

Advertisement

SEO trên Instagram là gì?

Instagram SEO hay làm SEO trên mạng xã hội Instagram, là quá trình tối ưu hóa tài khoản (profile) và nội dung để có được thứ hạng cao hơn trong phần kết quả tìm kiếm của mạng xã hội Instagram. Có được thứ hạng cao hơn có nghĩa là thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để gia tăng phạm vi tiếp cận (Reach), thu hút nhiều người theo dõi hơn (Follower), cũng như có cơ hội để được chuyển đổi nhiều hơn.

Cũng tương tự như cách bạn làm SEO để có được lưu lượng truy cập (traffic) trên các công cụ tìm kiếm, bạn không thể chuyển đổi mọi người thành khách hàng hay đơn giản là tương tác với họ nếu họ không thể tìm thấy bạn. Instagram SEO có thể giúp nội dung của thương hiệu được hiển thị nhiều hơn.

Bạn thử hình dung thế này, khi ai đó nhập một từ khoá tìm kiếm bất kỳ vào Instagram, các hoạt động Instagram SEO hiệu quả sẽ giúp bài đăng của bạn xuất hiện ở các vị trí đầu tiên trong phần kết quả. Rõ ràng bạn đang sẵn sàng để tương tác với khách hàng của mình.

Tại sao thương hiệu nên làm SEO trên Instagram?

Như bạn có thể thấy, Instagram SEO giúp thương hiệu có cơ hội tiếp cận và tương tác với các nhóm khách hàng tiềm năng, những người đang tích cực tìm kiếm các nội dung họ cần trên Instagram. Tăng khả năng tiếp cận và tương tác có nghĩa là tăng khả năng chuyển đổi và bán hàng, đó chắc chắn là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.

Advertisement

Với hơn 2 tỷ người dùng toàn cầu và là mạng xã hội lớn thứ 3 thế giới, Instagram là “mỏ vàng” của nhiều thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu nhắm mục tiêu tới các nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi ví dụ như Gen Z.

Theo nghiên cứu của Instagram, người dùng Instagram muốn tương tác với các thương hiệu như là một phần trải nghiệm của họ.

Khoảng 50% người dùng Instagram cho biết họ thích khám phá các thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng này với khoảng 44% người dùng cũng mua sắm trên nền tảng hàng tuần.

Các yếu tố chính mà Instagram sử dụng để xếp hạng nội dung (Instagram Ranking Factor).

Khi làm việc với các nền tảng mạng xã hội như Instagram, dù là để làm SEO, phân phối nội dung tự nhiên hay sử dụng quảng cáo, điều quan trọng hàng đầu là bạn cần nắm bắt được cách nền tảng xếp hạng nội dung.

Advertisement

Nói cách khác, cách thuật toán xếp hạng nội dung của nền tảng hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách bạn xây dựng và tối ưu hoá nội dung.

3 yếu tố xếp hạng chính trên Instagram theo đó là văn bản tìm kiếm, hoạt động của người dùng và các tín hiệu phổ biến.

Theo phát ngôn của chính Instagram, sẽ không có bất cứ một thuật toán Instagram cố định nào, thay vào đó, nền tảng sẽ sử dụng một bộ phân loại và quy tắc được cá nhân hóa cho mỗi người dùng.

Instagram điều chỉnh nội dung dựa trên cách mọi người sử dụng ứng dụng:

Advertisement
  • Nguồn cấp dữ liệu (Feed) và Câu chuyện (Stories): Các bài đăng gần đây từ bạn bè và gia đình mà bạn theo dõi.
  • Khám phá (Explore): Khám phá các nội dung và đề xuất từ những tài khoản mà bạn không theo dõi.
  • Reels: Đề xuất các nội dung giải trí, chủ yếu từ các tài khoản bạn không theo dõi.
  • Tìm kiếm: Những nội dung liên quan mà bạn có thể tìm thấy bằng cách nhập một từ khoá cụ thể vào thanh tìm kiếm.

Một số chiến thuật SEO hiệu quả trên Instagram giúp tăng khả năng tiếp cận.

Trong khi sẽ không có bất cứ một phương pháp nào có thể đảm bảo chắc chắn các nội dung Instagram của bạn sẽ luôn nằm ở các vị trí hàng đầu trên phần kết quả tìm kiếm, bằng cách liên tục thử nghiệm và tối ưu, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy kết quả của mình.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu mà bạn có thể sử dụng.

1. Sử dụng các từ khóa cụ thể để giúp xếp hạng SEO trên Instagram.

Như đã đề cập ở trên, khi người dùng Instagram bắt đầu tìm kiếm các từ khóa (keyword) liên quan đến doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn, đó là lúc bạn cần xuất hiện để tương tác với họ.

Chiến lược SEO trên Instagram của bạn cần sử dụng các từ khóa giống như cách bạn thực hiện trên công cụ tìm kiếm hay các chiến lược Content Marketing khác.

Advertisement

Theo xác nhận từ chính CEO của Instagram Adam Mosseri, mạng xã hội này lập chỉ mục nội dung dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Đường dẫn tài khoản Instagram (Handle).
  • Tên hồ sơ (tài khoản).
  • Tiểu sử (Bio).
  • Chú thích (Captions).

Trong khi đường dẫn của tài khoản có thể sẽ là tên thương hiệu (Brand), bạn có thể sử dụng tên hồ sơ và phần tiểu sử để thêm các từ khoá (chính) liên quan.

Ví dụ: nếu bạn nhập “trang trí nội thất”, bạn sẽ thấy các tài khoản có các từ khóa đó trong phần đường dẫn, tên hồ sơ và tiểu sử của tài khoản.

Phần chú thích cũng cần phải mang tính mô tả và sử dụng từ khóa mục tiêu. Bạn có thể sử dụng phần này để viết các đoạn nội dung ngắn và hấp dẫn nhằm thu hút người theo dõi mới đồng thời mang lại giá trị cho nhóm khách hàng hiện tại.

Advertisement

2. Sử dụng từ 3-5 hashtags có liên quan trong phần chú thích.

Trong khi việc sử dụng các từ khoá vẫn là ưu tiên hàng đầu khi nói đến hoạt động Instagram SEO, Instagram cũng khuyên bạn nên sử dụng hashtag trong phần chú thích để giúp nền tảng hiểu được yếu tố ngữ cảnh của nội dung.

Một nghiên cứu đã phân tích hơn 75 triệu bài đăng trên Instagram xác nhận rằng hashtag không trực tiếp làm tăng lượt xem bài đăng.

Tuy nhiên, hashtag giúp thuật toán của Instagram hiểu nội dung và giúp người dùng dễ dàng khám phá nội dung đó hơn.

Theo cách tiếp cận này, dưới đây là một số chiến thuật sử dụng hashtag trên Instagram.

Advertisement
  • Chỉ sử dụng các hashtag có liên quan đến đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
  • Chỉ sử dụng tối đa 3-5 hashtag cho mỗi bài đăng.
  • Kết hợp các hashtag phổ biến và ngách để mở rộng khả năng được khám phá.
  • Thêm hashtag vào phần chú thích chứ không phải dưới phần bình luận (Comment).

3. Tránh đăng lại các video có chứa watermark và logo trên Instagram Reels.

Theo xác nhận từ chính CEO của Instagram, mạng xã hội này khuyến cáo người dùng không nên đăng lại các video từ các mạng xã hội khác của những người dùng khác lên Instagram.

Dù đó là video từ YouTube hay TikTok, các video có gắn logo và watermark (hình mờ sau video) đều có thể được xem là vi phạm.

Thay vào đó, Instagram khuyên người dùng nên đăng các video gốc được đăng lần đầu trên chính Instagram hoặc ít nhất là các video do chính người dùng tạo ra.

4. Tận dụng thẻ thay thế (Alt Text) để thúc đẩy SEO trên Instagram.

Văn bản thay thế (alt text) là cách mà bạn thông báo cho các bộ máy tìm kiếm hay hệ thống duyệt nội dung biết về ý nghĩa đằng sau các hình ảnh được đăng tải.

Advertisement

Cũng giống như các từ khóa trong phần hồ sơ và chú thích, Instagram sử dụng đoạn văn bản này để hiểu nội dung của hình ảnh và cung cấp những hình ảnh đó cho những người dùng có liên quan.

Để thêm đoạn văn bản thay thế này vào hình ảnh, sau khi bạn viết chú thích, hãy cuộn xuống và chọn “Cài đặt nâng cao.”

Trong phần Trợ năng, hãy nhấp vào “Viết văn bản thay thế” và nhập nội dung bạn muốn.

Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể sử dụng để tận dụng tối đa văn bản thay thế cho mục đích SEO trên Instagram.

Advertisement
  • Sử dụng các từ khoá chính.
  • Sử dụng câu từ theo kiểu mô tả.
  • Đảm bảo mô tả có liên quan đến hình ảnh.
  • Sử dụng dưới 100 ký tự.

5. Thời gian đăng bài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất SEO trên Instagram.

Như đã phân tích, tương tác (engagement) của đối tượng mục tiêu là một yếu tố xếp hạng quan trọng trên Instagram (và trên nhiều mạng xã hội khác).

Bạn nên đăng bài ở những thời điểm khi người theo dõi của bạn hoạt động tích cực nhất, điều này sẽ giúp tăng phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác tự nhiên của bài đăng.

6. Tích cực tương tác lại với người dùng.

Tương tác lại với các tài khoản hay người dùng khác là hành động giúp Instagram hiểu được khả năng linh hoạt và hỗ trợ của bạn với người dùng.

Tương tự, việc tương tác lại với đối tượng mục tiêu cũng sẽ khuyến khích họ tương tác trở lại với thương hiệu, đây chính là một phần được gọi là “tín hiệu phù hợp” giữa người dùng với các nội dung của thương hiệu.

Advertisement

Tương tác là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất đối với Instagram.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện tỷ lệ tương tác trên Instagram:

  • Nghiên cứu kỹ đối tượng mục tiêu để từ đó có thể tạo ra các nội dung phù hợp.
  • Xây dựng các meme và đồ họa có tiềm năng chia sẻ cao.
  • Đặt câu hỏi trong phần chú thích và kêu gọi mọi người chia sẻ câu trả lời của họ.
  • Tổ chức các cuộc thi tặng quà với các giải thưởng phù hợp.
  • Theo dõi phạm vi tiếp cận và tỷ lệ tương tác của từng mẫu nội dung để tìm ra nội dung nào có khả năng tương tác cao nhất.

Hãy bắt đầu sử dụng Instagram SEO để phát triển doanh nghiệp.

Hy vọng với tất cả các thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có được những kiến thức và hiểu biết cơ bản về Instagram SEO.

Hãy nhớ rằng, làm SEO trên Instagram cũng giống như làm SEO trên các công cụ tìm kiếm, bạn cần nhiều thời gian và thử nghiệm trước khi có thể tìm ra các chiến thuật phù hợp và mang lại giá trị cao nhất.

Advertisement

Instagram cũng luôn thay đổi các thuật toán mới của mình, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ phải luôn cần cập nhật các kiến thức và ưu tiên mới của nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement