Skip to main content

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng giữa đại dịch Covid-19

3 Tháng Tám, 2020

Thị trường lao động Việt Nam lần nữa chao đảo trước Covid-19. Bên cạnh những mảng xám kinh tế, thách thức trong điều hành và tuyển dụng nhân sự cũng là điều đáng quan tâm.

Theo bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Talentnet, trong bối cảnh còn khó khăn, các doanh nghiệp đang tập trung tái cấu trúc, việc cân đối và cắt giảm chi phí nhân sự là điều khó tránh khỏi.

Trong bối cảnh hiện nay, không phải công ty nào cũng sẵn sàng chi “khủng” cho các chiến dịch nâng cấp thương hiệu tuyển dụng.

Advertisement

Tuy nhiên, nếu có chiến lược khôn ngoan, người làm nhân sự hoàn toàn có thể giảm chi phí mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra. Cũng như “hiệu ứng cánh bướm”, một thay đổi nhỏ có thể đưa đến những biến đổi lớn trong kết quả.

“Giai đoạn này tạo ra những cơ hội chưa từng có về xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Đây là thời điểm vàng để bắt tay xây dựng chiến lược thương hiệu tuyển dụng bài bản, bứt phá so với đối thủ cùng ngành, cả khi bạn chưa thực sự cần tìm người”, bà Tiêu Yến Trinh nhận định.

Đánh giá của nhân viên

Các doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên chia sẻ về công ty trên các mạng xã hội trực tuyến, đưa các yếu tố tích cực của công ty phủ sóng các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Linkedin, GlassDoor.

Chiến lược công ty gắn liền với định vị thương hiệu cá nhân

Advertisement

Đánh giá từ nhân viên của công ty luôn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Trong thời điểm đại dịch, điều đó càng giá trị hơn.

Bởi khi tìm bến đỗ mới, các ứng viên thường quan sát cách công ty đối xử với người lao động trong giai đoạn khủng hoảng.

Tại Việt Nam, Facebook và Instagram có độ phủ cao nên phù hợp cho các chiến dịch truyền thông diện rộng. Trong khi các mạng xã hội việc làm như Linkedin hay GlassDoor lại thiên về chiều sâu.

Nếu GlassDoor cho phép cựu nhân viên review doanh nghiệp giúp tăng độ tin tưởng, thì Linkedin là nền tảng mà các công ty có thể tận dụng để tạo ra những tên tuổi nổi bật hay những nhân sự kỳ cựu. Họ sẽ là bảo chứng cho chất lượng của một công ty.

Advertisement

Tận dụng kênh doanh nghiệp trên mạng xã hội

Các kênh chính thức của công ty trên mạng xã hội như Facebook, website, Linkedin… là cửa ngõ mà các ứng viên tìm đến đầu tiên khi muốn “soi” thông tin của doanh nghiệp mình dự định gắn bó.

Do đó thay vì thuê đội ngũ bên ngoài, giải pháp ít tốn kém cho bộ phận nhân sự là tận dụng bộ phận PR, social media sẵn có của công ty.

Sự công nhận từ các giải thưởng về những chính sách nhân sự xuất sắc mà công ty đạt được cũng là bảo chứng, giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên hiện tại. Vì thế, “săn” một giải thưởng nhân sự uy tín là điều các doanh nghiệp cần làm khi có cơ hội.

Các giải thưởng nhân sự

Có thể thấy, trách nhiệm của nhân sự không dừng lại ở “tuyển – dạy – giữ” người mà còn phải tạo ra tài sản cho doanh nghiệp thông qua tối ưu hóa nguồn nhân lực nói chung.

Bà Tiêu Yến Trinh cho biết: “Ban lãnh đạo cùng người làm nhân sự phải luôn thúc đẩy, tạo điều kiện để các thế hệ nhân viên hiện hữu ngày càng sáng tạo và phát triển, từ đó góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, mang đến thương hiệu tuyển dụng đủ để chiêu mộ bất cứ người tài nào”.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement