Skip to main content

François Pinault: Từ cậu bé nghèo bị chê cười đến ông trùm thời trang thế giới

16 Tháng Tư, 2024

Tên tuổi của François Pinault gắn liền với một số hãng thời trang nổi tiếng nhất thế giới. Tập đoàn Kering của ông quản lý hàng chục thương hiệu xa xỉ bao gồm Gucci, Balenciaga và Yves Saint Laurent.

François Pinault: Từ cậu bé nghèo bị chê cười đến ông trùm thời trang thế giới
François Pinault: Từ cậu bé nghèo bị chê cười đến ông trùm thời trang thế giới

Vị doanh nhân cứng rắn

François Pinault sinh năm 1936 tại vùng Brittany ở Pháp. Khi ông mới 7 tuổi, trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp, Pianult thường đem đồ ăn đến cho những người lính Đồng minh ẩn náu gần nhà. Có người kể rằng quân Đức từng đánh Pinault và cha ông để ép hai người khai ra nơi họ trốn, nhưng cả hai đã giữ im lặng đến cùng.

Sau này, Pinault theo học trường College Saint-Martin ở Rennes. Nhưng ông bị các bạn học bắt nạt vì giọng nói nông thôn và xuất thân nghèo. Năm 16 tuổi, ông bỏ học để bắt đầu công việc đầu tiên tại cơ sở kinh doanh gỗ của cha mình.

Vào đầu thập niên 1960, Pinault vay 100.000 franc từ gia đình và ngân hàng để mở công ty giao dịch gỗ riêng, đặt tên là Les Établissements Francois Pinault. Đến đầu năm sau, ông bắt đầu xây dựng một đế chế bằng cách thâu tóm hàng chục công ty nhỏ, bị định giá thấp trên khắp đất nước để mở rộng hoạt động kinh doanh gỗ.

Advertisement

Ông vực dậy các công ty đó bằng tài năng, sự nhanh nhạy – và cả sự cứng rắn. Ví dụ, vào năm 1986, Pinault mua nhà sản xuất ván ép hàng đầu của Pháp – Isoroy. Trong vòng hai tháng, ông cắt giảm số lượng nhân viên tại trụ sở chính từ 700 xuống còn 25 người.

Nhưng điều khiến mọi người nể phục Pinault nhất không phải phong cách quản lý “nắm đấm thép” mà là sự nhạy bén trong các thương vụ. Năm 1973, nhận thấy sự suy yếu của thị trường và nguy cơ khủng hoảng dầu mỏ đến gần, Pinault đã bán 80% hoạt động kinh doanh gỗ cho một công ty Anh với giá gấp 10 lần dòng tiền và bỏ túi 30 triệu franc. Rồi 18 tháng sau, ông mua lại công ty chỉ với 5 triệu franc.

Bước sang thập niên 1990, Pinault dấn thân sang những ngành khác. Ông mua lại cửa hàng bách hóa Printemps và nhà máy rượu Chateau Latour ở Bordeaux. Năm 1994, ông đổi tên công ty thành Pinault Printemps Redoute (gọi tắt là PPR) sau khi thâu tóm nhà bán lẻ đặt hàng qua thư La Redoute.

Nhưng không phải thứ gì Pinault chạm vào cũng biến thành vàng. Tham vọng dấn thân sang mảng tài chính của ông liên tục gặp phải thất bại. Các nỗ lực mua lại công ty tài chính Worms, Navigation Mixte hay liên kết với Compagnie de Suez của ông liên tục bị từ chối.

Advertisement

Đến cuối thập kỷ, Pinaut chuyển hướng sang ngành hàng xa xỉ. Đầu tiên, ông mua lại công ty đấu giá Christie’s bằng 1,2 tỷ USD, rồi mua 42% cổ phần của hãng thời trang Gucci. Tuy nhiên, thương vụ này đã đẩy Pinault vào thế đối địch với tỷ phú Bernard Arnault, CEO công ty đối thủ LVMH. Sau hai năm rưỡi, LVMH phải nhượng bộ và bán lại cổ phần trong Gucci của mình cho PPR với giá 2 tỷ USD.

Gucci cũng mua lại Yves Saint Laurent, mở rộng đế chế xa xỉ của Pinault. Chẳng mấy chốc, công ty trang sức Boucheron và các hãng thời trang Bottega Veneta và Balenciaga cũng nằm dưới trướng PPR.

Trong khoảng thời gian đó, Pinault cũng đào tạo một trong ba người con của mình để kế thừa công ty. Năm 2005, người con trai François-Henri Pinault được bổ nhiệm làm CEO.

Dưới sự chỉ đạo của vị CEO mới, PPR tiếp tục thâu tóm các thương hiệu xa xỉ. Năm 2013, công ty được đổi tên thành Kering Group – cái tên vẫn được sử dụng đến hiện nay.

Advertisement

Tình yêu nghệ thuật

Khi rời khỏi vị trí lãnh đạo PPR, Pinault chuyển sự tập trung sang niềm đam mê lâu năm là nghệ thuật. Ngoài việc sở hữu Christie’s, Pinault được coi là một trong những nhà sưu tầm nghệ thuật lớn nhất thế giới, theo trang Markets Insider. Khối tài sản ròng ước tính trị giá 31,6 tỷ USD của Pinault và gia đình đã giúp ông thỏa sức theo đuổi đam mê.

Bộ sưu tập của Pinault bao gồm hơn 10.000 tác phẩm của khoảng 380 nghệ sĩ, bao gồm Charles Ray, Damien Hirst, Jeff Koons và Marlene Dumas. Bộ sưu tập bao gồm tranh ảnh, tác phẩm điêu khắc, video và các hình thức nghệ thuật khác như sắp đặt âm thanh và diễn hoạt.

Năm 2021, Pinault khai trương bảo tàng nghệ thuật tư nhân mới ở trung tâm Paris có tên Bourse de Commerce. Như vậy, giấc mơ chia sẻ bộ sưu tập nghệ thuật của ông với công chúng Pháp đã trở thành hiện thực sau 20 năm chờ đợi. Vị tỷ phú còn sở hữu hai phòng trưng bày nghệ thuật ở Venice là Palazzo Grassi và Punta della Dogana.

Pinault nhấn mạnh tính chất từ ​​thiện của dự án Bourse de Commerce: “Tôi muốn chia sẻ niềm đam mê nghệ thuật đương đại của mình với càng nhiều người càng tốt. Tôi muốn những người đặt chân vào bảo tàng trở nên phấn chấn hơn khi họ chưa bước vào”.

Advertisement

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement