Skip to main content

CEO Shopee: Lý do nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được thị trường nội địa

16 Tháng Tám, 2024

Tại toạ đàm về thương mại điện tử chiều 14/8, ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, nói rằng thời điểm hiện tại nền tảng đang tập trung hỗ trợ các nhà sản xuất. Theo ông Tuấn Anh, quá trình 7 – 8 năm làm việc với nhiều nhà kinh doanh nhỏ lẻ, Shopee nhận thấy Việt Nam có thế mạnh lớn về sản xuất, chẳng hạn như ngành may mặc.

“Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa tiếp cận được quá nhiều trong thị trường nội địa vì một số lý do: Hiểu biết về thị trường nội địa từ các nhà kinh doanh xuất khẩu  chưa nhiều; cách tiếp cận người tiêu dùng qua thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn còn mới; nhu cầu và thị hiếu của thị trường Việt Nam cũng khác với thị trường xuất khẩu”, ông Tuấn Anh nêu nhận định.

Giám đốc điều hành Shopee nói nền tảng đã làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu để giúp họ cung cấp cho thị trường nội địa trước. “Người sản xuất cứ tập trung vào sản xuất, còn chúng tôi lo vấn đề vận hành cũng như quảng bá sản phẩm ra thị trường, và đã được những kết quả rất tốt”.

Đại diện Shopee giải thích cách thức tiếp cận sản xuất tại Việt Nam là tập trung đi từ nhỏ tới lớn. Có nghĩa là đi từ thị trường nội địa trước để đạt được những lợi ích như tạo gói kinh nghiệm để nâng cao độ đồng bộ sản phẩm…

Advertisement

“Thị trường nội địa của chúng ta đủ lớn để các doanh nghiệp có thể tăng gấp 10 lần đơn hàng. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy thì khả năng vận hành tăng. Đến một lúc nào đó đến ngưỡng mà độ chất lượng đồng bộ đủ mạnh để chúng ta bắt đầu tiếp cận thị trường thế giới. Đây là bước tiếp theo chúng tôi đang làm”, ông Tuấn Anh cho biết.

Tuy vậy, người đứng đầu Shopee Việt Nam chia sẻ thêm rằng trong quá trình khảo sát thị trường, Shopee nhận thấy các doanh nghiệp Việt gặp phải một số thử thách. Đầu tiên là cách hiểu và tiếp cận thương mại điện tử (ecommerce) qua các kênh. Tiếp đến là doanh nghiệp phải hiểu người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen như thế nào để bắt kịp và đi theo trào lưu.

Do đó, Shopee có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp cận với thương mại điện tử như tổ chức các khóa huấn luyện kỹ năng, sử dụng công cụ, cách thức, cơ chế vận hành phù hợp với thương mại điện tử.

Ngoài ra, đơn vị này cũng kết hợp với doanh nghiệp để cập nhật phương pháp kinh doanh, cách thức làm marketing sản phẩm, các công cụ vận hành cũng như tạo liên kết giữa các chuỗi cung ứng đến các nhà sản xuất, nhà phân phối, kho bãi,…

Advertisement

Bên cạnh những thách thức, ông Tuấn Anh nhận định thị trường Việt Nam có những lợi thế đặc thù. Đầu tiên là chi phí tiếp cận internet thấp nhất Đông Nam Á. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng ở bất cứ vùng miền nào đó có thể tiếp cận thương mại điện tử.

“Riêng đối với Shopee, sẽ có nhiều người tiêu dùng hơn ở những thành phố nhỏ, vùng nông thôn chứ không phải thành thị. Đây là tiền đề phát triển cho bất cứ công nghệ nào liên quan đến thương mại điện tử”, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ.

Thứ hai là hạ tầng, rõ nhất ở khâu vận chuyển. Theo đại diện Shopee, trước đây đơn hàng có thể mất 4 – 5 ngày để giao trên toàn quốc nhưng hiện tại chỉ tốn dưới hai ngày, thậm chí ở các thành phố lớn là gần như giao trong ngày.

Ngoài ra, quy mô thị trường Việt Nam rất lớn, dân số  đông, tiếp cận những sản phẩm mới rất nhanh cũng như thu nhập của người dân đang tăng. Những người dân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo vẫn có thể tiếp cận được, gần như là không có rào cản – phía Shopee nhận định.

Advertisement

“Về lĩnh vực sản xuất, ở Việt Nam có đặc thù sản xuất tại nội địa rất mạnh. Đây là tiềm lực để chúng ta từ đó tận dụng nguồn nhân lực có kỹ năng, có hiểu biết nhất định để phát triển nhiều hơn nữa. Đó là lý do chúng tôi đang tiếp cận từ doanh nghiệp đến những doanh nghiệp sản xuất này, phát triển từ thị trường nội địa để đi ra thế giới”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Shopee là công ty thuộc tập đoàn SEA Group có trụ sở tại Singapore. Theo báo cáo mới cập nhật từ YouNet ECI – công ty phân tích và tư vấn tăng trưởng kênh thương mại điện tử, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam – đạt 71,4% thị phần GMV (giá trị giao dịch) trong quý II.

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Google hạn chế việc các website nhỏ lợi dụng danh tiếng của website lớn để làm SEO

23 Tháng Mười Một, 2024
Gã khổng lồ tìm kiếm đang truy quét các đường dẫn lạm dụng danh tiếng trang web để kéo lưu lượng …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement