Unilever đầu tư sâu hơn vào Digital Marketing
Unilever, một trong những cái tên lớn nhất thị trường trong lĩnh lực FMCG vừa công bố kế hoạch sẽ chi tiêu nhiều hơn nhằm cải thiện những nỗ lực kinh doanh với Digital Marketing. Thông báo được CEO Alan Jope công bố trong một cuộc họp kinh doanh Quý 3 vừa rồi.
Một số chi tiêu sẽ dành cho đầu tư vào thương hiệu và marketing truyền thống, trong khi công ty cũng sẽ tìm cách đầu tư mạnh hơn vào các chương trình tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing. CEO Jope cho biết.
Ông nhấn mạnh tính hiệu quả của các chiến dịch digital của Unilever, cho biết công ty đã thực hiện các bước để đảm bảo quảng cáo của họ được nhìn thấy trong một môi trường an toàn thương hiệu bởi người thực, chứ không phải bot.
Doanh số bán hàng cơ bản của Unilever tăng 4,4% trong quý 3 so với một năm trước đó, trong khi tổng doanh số được báo cáo giảm 2,4% xuống còn 15,3 tỷ USD và eCommerce tăng 76%, theo báo cáo hàng quý.
Theo danh mục sản phẩm, Unilever báo cáo tăng trưởng 19% trong các sản phẩm vệ sinh, 12% trong các sản phẩm gia đình và 4% trong sản phẩm giặt là, trong khi doanh số bán hàng tại nhà hàng và cửa hàng tạp hóa giảm 16% và chăm sóc cá nhân giảm 2%.
Unilever có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động digital marketing của mình là một phần của cam kết lớn hơn nhằm giúp nhân viên phát triển các bộ kỹ năng cho cái mà CEO Jope mô tả là “thế giới tiếp thị sử dụng nhân lực chuyên sâu”.
Sự thay đổi đó phản ánh sự hiện diện của công ty ở các thị trường mới nổi hơn là ở các nước phát triển, không giống như một số đối thủ.
Với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi áp dụng công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là điện thoại thông minh có gói dữ liệu, Unilever đang đáp ứng bằng việc đầu tư có kế hoạch vào con người và các nguồn lực tiếp thị khác để kết nối với khách hàng.
Cắt giảm chi tiêu cho mạng xã hội là chiến lược đầu tiên của Unilever với Digital Marketing.
Khi thảo luận về các nỗ lực digital marketing của mình, ban lãnh đạo công ty cũng mô tả cách họ tập trung vào an toàn thương hiệu (brand safety) và tránh mất tiền vào các mạng bot lừa đảo.
Trong quý này, Unilever nằm trong số hàng trăm công ty tham gia vào việc tạm dừng chi tiêu với một số công ty truyền thông mạng xã hội, bao gồm cả Facebook.
Trong số những điểm nổi bật khác từ Quý 3, Unilever báo cáo sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Bắc Mỹ khi người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu mạnh tay hơn cho các thương hiệu thực phẩm đóng gói như mayonnaise Hellmann, gia vị Sir Kensington và kem Talenti.
Sự tồn tại của đại dịch ở nhiều vùng của Mỹ đã khiến mọi người mua nhiều sản phẩm vệ sinh cá nhân hơn như xà phòng Dove và nước rửa tay Suave.
Bộ phận chăm sóc cá nhân của công ty cũng phát triển trên toàn thế giới khi mọi người mua dầu gội và đồ tắm, mặc dù doanh số bán sản phẩm khử mùi, tạo kiểu tóc và chăm sóc da sụt giảm do nhiều người tiêu dùng vẫn ở nhà.
Unilever sẽ tập trung vào Marketing theo hướng dữ liệu và cá nhân hoá.
Trong khi đại dịch tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động của Unilever, đặc biệt là ở các thị trường chủ chốt như Brazil và Ấn Độ, kế hoạch đặt cược lớn hơn vào kỹ thuật số của công ty là một phần của chiến lược kinh doanh dài hạn.
Gần hai năm trước, CEO Jope đã thảo luận về cách Unilever sẽ tái cấu trúc hoạt động để nâng cao hiệu quả và đầu tư vào các chương trình digital marketing.
Unilever cũng đã bắt đầu tích cực tuyển người cho các trung tâm kỹ thuật số để quản lý các chương trình marketing theo hướng dữ liệu (Data Driven Marketing) và cá nhân hóa nhiều hơn, báo hiệu một sự gia tăng trong các nỗ lực marketing có thể tiết kiệm chi phí hơn trong dài hạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thuý Minh | MarketingTrips