Skip to main content

Bạn nên làm gì khi cảm thấy không hạnh phúc trong công việc

1 Tháng Ba, 2021

Tất cả chúng ta đều có thể gặp phải những điều không vui hay chán nản với công việc. Thông thường, chúng ta ‘chấp nhận’ nó và hy vọng rằng ngày mai sẽ tốt hơn.

Ảnh: Forbes

Tuy nhiên, khi những chuỗi ngày đó ngày càng kéo dài, và bạn nhận thấy năng lượng của mình dành cho công việc đó giảm dần theo thời gian, bạn có thể bắt đầu nhận ra rằng đó không chỉ là lúc bạn cần ‘off’ một thời gian – mà đó còn là việc bạn đang không hạnh phúc trong công việc.

Điều này không phải là hiếm. Trên thực tế, theo khảo sát về mức độ tương tác gần đây nhất của Gallup, chỉ có 34% người Mỹ thoải mái với công việc của họ – có nghĩa là 66% thì không.

Hơn nữa, trong số 66% đó, có 13% rất không hài lòng với công việc, có nghĩa là họ công khai thể hiện và bày tỏ sự không hài lòng trong công việc.

Câu hỏi được đặt ra là, chúng ta nên làm gì khi cảm thấy không hạnh phúc hay hài lòng với công việc của mình?

Với những người thành công, họ luôn yêu thích công việc của mình và do đó, sự nghiệp của họ liên tục đi theo hướng tích cực.

Và bạn cũng có thể làm như thế. Dưới đây là 04 bước bạn có thể thực hiện khi bắt đầu cảm thấy những cảm xúc tương tự.

Step 1: Bắt đầu theo dõi.

Khi bạn cảm thấy không hài lòng, bạn có thể muốn phớt lờ chúng, bạn tin rằng chúng không phải là vấn đề lớn và có thể sẽ tự ‘tan biến’.

Nhưng sự thật là, chúng ta thường không nhận ra những tình huống khó khăn trong công việc thực sự có thể ảnh hưởng và lan toả đến như thế nào. Đó là lý do tại sao chúng ta cần dữ liệu.

Bạn có thể sử dụng những công cụ theo dõi hiệu suất công việc chẳng hạn như Trello cho hiệu suất công việc của bạn.

Trong vòng vài tuần sau khi sử dụng và theo dõi, bạn sẽ có dữ liệu cần thiết để hiểu cảm xúc của mình ảnh hưởng đến công việc như thế nào từ đó có phương án phù hợp.

Step 2: Phân tích dữ liệu.

Có lẽ cảm xúc của bạn thường gắn liền với người quản lý, đồng nghiệp của bạn hoặc chính tổ chức của bạn.

Bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn đã loại trừ các vấn đề về sự tự tin hoặc hành vi cảm xúc bên trong cần được giải quyết trước khi bạn bắt đầu thay đổi môi trường sống hoặc những người xung quanh bạn.

Bạn nên tìm hiểu và phân tích thật kỹ các nguyên nhân gốc rễ trước khi hành động.

Step 3: Tự tin và không sợ hãi.

Nếu sau khi phân tích dữ liệu và bạn kết luận rằng công việc, đồng nghiệp hoặc tổ chức của bạn không phù hợp với con người của bạn, hãy tự tin về nhận thức đó.

Nếu bạn nhận ra rằng bạn cần phải ‘bước tiếp’, hãy vui mừng, không sợ hãi và rõ ràng rằng điều này không liên quan gì đến giá trị của bạn. Đã đến lúc bạn nên chuyển sang một cơ hội mới phù hợp hơn với con người của bạn.

Hoặc, cũng có thể bạn nhận ra rằng bạn thực sự đang ở đúng nơi và đơn giản là bạn cần chủ động hơn trong việc tạo ra những cơ hội phù hợp với tính cách và thế mạnh của mình.

Dù bằng cách nào, hãy hành động càng sớm càng tốt.

Step 4: Xây dựng một kế hoạch.

Cho dù đó là để tìm kiếm cơ hội mới hay suy nghĩ lại cách tiếp cận công việc hiện tại của bạn, thì điều quan trọng là bạn phải hành động. Khi bạn phát triển và thực hiện kế hoạch đã đề ra, hãy tiếp tục theo dõi hiệu suất công việc của mình.

Trên thực tế, bạn có nhiều quyền lực hơn những gì bạn biết. Thế giới kinh doanh cũng đang dần đón nhận việc nhảy việc, và các công ty lớn cũng muốn nhân viên của họ chủ động hơn với sự nghiệp và hiệu suất của họ.

Thành công không phải là chờ đợi một điều gì đó xảy ra – mà là thực hiện các bước bạn cần để tiến về phía trước.

Bạn phải là người ủng hộ bản thân mình và liên tục tìm kiếm các dự án, cơ hội và công việc phù hợp nhất với con người của chính bạn.

Một khi bạn cảm thấy thoải mái với các bước trên, bạn sẽ thấy rằng hạnh phúc trong công việc không phải là điều nên phó mặc cho sự may mắn.

Bạn cần phải có chiến lược hành động cụ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …