Skip to main content

Đây là cách khác biệt mà Google làm với một nhân viên mới khi nhận việc

17 Tháng Năm, 2021

Và thật kỳ lạ, sự khác biệt nằm ở những gì người quản lý làm – chứ không phải ở nhân viên mới.

Đây là cách khác biệt mà Google làm với một nhân viên mới khi nhận việc

Những doanh nghiệp vĩ đại được xây dựng bởi những con người vĩ đại; đó là lý do tại sao khả năng xác định và thu hút nhân tài gần như là điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của doanh nghiệp.

Nhưng tại sao một số nhân viên mới lại đạt được tốc độ nhanh hơn những người khác?

Advertisement

Đây là một câu hỏi hay, một câu hỏi mà Google đã dành rất nhiều thời gian và công sức để cố gắng trả lời.

Sau khi thực hiện một số cuộc khảo sát và thử nghiệm khác nhau, Google đã phát triển danh sách 05 mẹo đơn giản để người quản lý có thể sử dụng với nhân viên của họ.

Được xem như một lời nhắc nhở hữu ích – Google sẽ gửi email những mẹo này cho các nhà quản lý vào đêm trước khi một nhân viên mới bắt đầu nhận việc.

Và đây là danh sách:

Advertisement

1. Kết hợp người mới tuyển với một người đồng nghiệp đồng trang lứa;

2. Giúp người mới tuyển xây dựng một mạng lưới trên mạng xã hội;

3. Đào tạo và định hướng nhân viên mỗi tháng một lần trong sáu tháng đầu tiên.

4. Khuyến khích đối thoại một cách cởi mở.

Advertisement

5. Gặp những nhân viên mới của bạn vào ngày đầu tiên nhân việc của họ.

Gặp gỡ nhân viên mới vào ngày đầu tiên của họ để nói về vai trò và trách nhiệm của họ trong tổ chức. Lên lịch gặp gỡ thường xuyên. Giúp người đó cảm thấy được chào đón và quý trọng.

Mặc dù, điều này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng theo Google, nó đã làm tăng tốc độ tuyển dụng mới của họ nhanh hơn một tháng (theo thuật ngữ của Google, nó nhanh hơn khoảng 25%  so với những doanh nghiệp không làm).

Google nói gì vào ngày đầu tiên của một nhân viên.

Google chia nó thành 4 phần chính.

Advertisement

1. Mô tả cách mà công việc của nhân viên mới đó tạo ra giá trị trong tổ chức.

Bất kể ngành nghề hay công việc kinh doanh của bạn là gì, chỉ một hoặc hai điều thực sự có thể giúp bạn thúc đẩy kết quả. Đó có thể là chất lượng. Hoặc có thể là dịch vụ.

Mặc dù các khía cạnh khác đều quan trọng, nhưng đối với mọi doanh nghiệp, một hoặc hai khía cạnh chính hoàn toàn là yếu tố quyết định.

Google giải thích công việc của nhân viên trực tiếp tạo ra giá trị như thế nào. Giải thích công việc của nhân viên trực tiếp giúp doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của họ như thế nào.

Họ vẽ ra mối liên hệ rõ ràng và trực tiếp giữa nỗ lực của nhân viên và mục đích chính của doanh nghiệp.

Advertisement

Có một sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi trao đổi với một nhân viên mới: Họ nói với nhân viên mới cần phải làm gì. Nhưng rất ít trong số họ giải thích tại sao nhân viên mới phải làm những điều đó.

2. Chỉ rõ khách hàng bên trong và bên ngoài của nhân viên.

Không có công việc nào trong doanh nghiệp tồn tại một cách biệt lập. Hiểu được nhu cầu của mọi công việc khác giúp xác định không chỉ công việc cần làm mà còn cả cách thức công việc đó nên được hoàn thành.

Hãy dành thời gian để giải thích cách nhân viên sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp trong khi họ vẫn đảm bảo phục vụ cả khách hàng bên trong lẫn bên ngoài của họ.

Để đạt được sự cân bằng này thường rất khó – vì vậy đừng cho rằng nhân viên mới sẽ tự tìm ra điều đó.

Advertisement

3. Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và xây dựng vòng phản hồi.

Người quản lý làm điều này càng sớm càng tốt. Bằng cách đó, nhân viên có thể bắt đầu xây dựng động lực làm việc một cách sớm nhất.

Bằng cách đó, họ có thể cảm thấy rằng họ đang được ‘lấp’ vào một khoảng trống có giá trị, họ đang ở trong một guồng quay.

Bằng cách đó, họ có thể nhận thấy một cách hữu hình rằng công việc của họ đang tạo ra giá trị như thế nào và công việc của họ ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng bên ngoài và bên trong của tổ chức.

Và bằng cách đó, bạn có thể bắt đầu đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng ngay lập tức với họ khi có thể.

Advertisement

4. Tóm tắt lý do tại sao người đó được tuyển.

Mỗi nhân viên được tuyển dụng vì một hoặc vài lý do cụ thể nào đó, nhưng thường những lý do đó sẽ bị lãng quên bởi những quy trình tuyển dụng.

Hãy dành thời gian để nói với nhân viên mới lý do tại sao họ được tuyển. Không chỉ để bổ sung vào một vai trò hay vị trí. Không chỉ để đáp ứng một nhu cầu của doanh nghiệp.

Mà là vì những kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ và đạo đức làm việc cụ thể của người đó mang lại cho đội nhóm của bạn.

Nếu làm được điều này, bạn đang ngầm xây dựng một kết nối mạnh mẽ giữa các nhân viên và tổ chức, công việc của người đó và cách công việc đó tạo ra giá trị.

Advertisement

Làm điều đó và bạn đã ngầm xây dựng kết nối giữa khách hàng nội bộ và bên ngoài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Starbucks chọn ‘địa phương hóa’ làm chiến lược phát triển bền vững

14 Tháng Mười Một, 2024
Cuối tháng 9, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ở…

Đọc nhiều

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

15 Tháng Tám, 2021
Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Generation) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang…
Advertisement

Advertisement