Skip to main content

5 cách thương hiệu có thể thúc đẩy sự tăng trưởng thông qua video

6 Tháng Năm, 2021

2020 là năm đã đánh dấu tốc độ tăng trưởng kỷ lục của lượng người xem video.

Hơn bao giờ hết, mọi người trên khắp thế giới đang sử dụng các nền tảng phát trực tuyến làm kênh chính để xem video.

Chúng ta với tư cách là những người làm marketing, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Có lẽ, một trong những cách ‘khôn ngoan’ nhất mà chúng ta có thể làm đó là học hỏi từ chính các thương hiệu đã chuyển đổi thành công cách tiếp cận video của họ để thúc đẩy kết quả hay sự tăng trưởng.

Và dưới đây là 05 cách mà các nhà quảng cáo đang điều chỉnh để thúc đẩy kết quả:

1. Tiếp cận người tiêu dùng đúng vị trí: phát trực tuyến.

Mọi người đang xem video kỹ thuật số ở một con số kỷ lục.

Theo một nghiên cứu của Nielsen do Google ủy quyền, YouTube đã tiếp cận những người lớn từ 18 đến 49 tuổi ở Mỹ nhiều hơn nhiều lần so với tất cả các mạng lưới truyền hình tuyến tính khác cộng lại vào tháng 3 năm 2020.

Cũng cùng tháng đó, thời gian xem YouTube và YouTube TV trên màn hình TV đã tăng 80% so với năm ngoái.

Nhìn chung, các thương hiệu đang hướng tới việc tận dụng tối đa cách tiếp cận những đối tượng mục tiêu trên các màn hình lớn hơn.

Ví dụ: khi COVID-19 buộc phải đóng cửa các đại lý xe hơi trên khắp Canada, Kia đã nhận ra quy mô và sức ảnh hưởng mà họ có thể đạt được thông qua TV được kết nối trên YouTube, kết quả là, lượng khách hàng tiềm năng kỹ thuật số (digital lead) của họ tăng 16% và thị phần tăng 15%.

Cũng tương tự, khi thể thao trực tiếp ‘nở rộ’ vào mùa hè tại thị trường Mỹ, Sonos đã đầu tư vào YouTube TV để tiếp cận người hâm mộ thể thao trong các trận đấu trực tiếp và kết nối khi mọi người đang xem nội dung trên YouTube.

Chiến dịch này đã giúp Sonos đạt được tăng trưởng doanh thu ở mức hai con số trong quý với + 16% và tăng 67% doanh thu trực tiếp từ người tiêu dùng so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Tập trung vào thương mại điện tử.

Để đáp ứng với những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi mua sắm, các thương hiệu đã nhanh chóng chuyển sang thương mại điện tử để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng trong suốt hành trình mua hàng.

Từ khắp nơi trên thế giới, video trực tuyến đang chứng tỏ khả năng thúc đẩy hiệu suất của mình. Một nghiên cứu mới cho thấy 70% người xem video ở Mỹ, Mexico và Colombia nói rằng họ đã mua một thương hiệu do nhìn thấy nó trên YouTube.

Khi đối mặt với việc đóng cửa các cửa hàng, thương hiệu Kiehl’s của L’Oréal USA đã tái sử dụng những quảng cáo video hiện có, kết hợp với các thông điệp kịp thời và chạy chiến dịch TrueView trên YouTube, kết quả là tỷ lệ chuyển đổi của họ đã tăng hơn 4 lần so với các chiến thuật khác.

Gucci đã thu hút 45.000 lượt truy cập vào website của mình nhờ sự kết hợp thông minh giữa các định dạng quảng cáo mang tính hành động. quảng cáo video theo trình tự, bao gồm ‘TrueView for shopping’.

3. Kết hợp các nguyên tắc cơ bản của sáng tạo với các định dạng quảng cáo mang tính đổi mới.

Trong những ngày đầu của đại dịch, các thương hiệu đã có rất nhiều câu hỏi về việc làm thế nào để xây dựng những mẫu quảng cáo phù hợp nhất, hiệu quả nhất trong những thời điểm đầy bất ổn này.

Mặc dù các thương hiệu không nhất thiết phải tạo ra các quảng cáo liên quan trực tiếp đến Covid-19 để thúc đẩy kết quả, nhưng hầu hết các thương hiệu đều nhận ra nhu cầu về sự nhanh nhạy và sáng tạo để trở nên phù hợp hơn với nhu cầu và suy nghĩ của mọi người.

Các thương hiệu đã thúc đẩy sức ảnh hưởng bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo, các định dạng quảng cáo có liên quan để phản hồi và tiếp cận một cách gần gũi và nhanh nhất với khách hàng của họ.

4.Tăng cường xây dựng thương hiệu.

Thông thường, các khoản đầu tư xây dựng thương hiệu dài hạn sẽ bị cắt giảm đầu tiên trong những thời kỳ khủng hoảng, ngay cả khi chúng rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong một nghiên cứu do Nielsen và YouGov thực hiện dưới sự uỷ quyền của Google bằng cách phân tích dữ liệu bán hàng và thương hiệu trên 20 thương hiệu CPG (Consumer Package Goods) khác nhau.

Google nhận thấy rằng quảng cáo mang lại ROI cao hơn 84% khi tính đến các tác động lâu dài của chỉ số Brand Lift (sức ảnh hưởng của các chiến dịch truyền thông lên sức khoẻ của thương hiệu) lên doanh số bán hàng.

Nói cách khác , đối với mỗi đô la lợi tức ngắn hạn trên chi tiêu quảng cáo (ROAS), những thay đổi trong giá trị tài sản thương hiệu mang lại thêm 0,84 đô la.

5. Mở rộng phương thức đo lường của bạn để nâng cao kết quả.

Cho dù mục tiêu của bạn là bán hàng trong ngắn hạn hay xây dựng thương hiệu trong dài hạn, việc đo lường chưa bao giờ quan trọng hơn thế.

Một chỉ số sẽ không bao giờ phù hợp với tất cả hay trong mọi giai đoạn, đặc biệt là trong một năm mà sự thay đổi và bất ổn đã tác động đến mỗi thị trường theo một cách khác nhau.

Tuy nhiên, một điều may mắn là các nhà tiếp thị đang trở nên tốt hơn trong việc đánh giá những gì hay chỉ số nào đang hoạt động và nhanh hơn trong việc tối ưu hóa một cách nhanh chóng.

PepsiCo đã chấp nhận một cách tiếp cận toàn cầu mới trong việc đo lường, thay đổi cách họ sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp (MMM – Marketing Mix Modelling) và làm nhiều việc hơn nữa với các nghiên cứu quảng cáo của Nielsen để có được cái nhìn rõ ràng hơn về kết quả mang lại của video cũng như xác định mức độ không hiệu quả của một số phương tiện truyền thông nhất định. (media buying).

Tại Pakistan, Nestlé đã sử dụng MMM để làm rõ một số giả định lâu nay trong khu vực, họ phát hiện ra mức tăng 67% doanh thu trên mỗi đô la trên YouTube TV.

Giờ đây, các thương hiệu không chỉ hiểu rõ hơn về các chiến thuật của chiến dịch, họ đã chuyển sang phương pháp tiếp cận thực sự tập trung vào dữ liệu thay vì dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để thúc đẩy các quyết định của phương tiện truyền thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …