Skip to main content

Bản kế hoạch tái định vị dài 500 trang và chiến lược Marketing của Vinamilk

18 Tháng Bảy, 2023

Trái ngược với những phản ứng có phần thất vọng ban đầu, bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk đang trở thành một trào lưu trên mạng xã hội, đây được xem là một trong những chiến lược marketing thành công nhất của Vinamilk.

Bản kế hoạch tái định vị dài 500 trang và chiến lược Marketing của Vinamilk
Bản kế hoạch tái định vị dài 500 trang và chiến lược Marketing của Vinamilk

Chiến lược tái định vị thương hiệu được âm thầm chuẩn bị trong 1 năm.

CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã: VNM) đã chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới sau gần 5 thập kỷ. Đây là sản phẩm đến từ đội ngũ sáng tạo gồm 55 thành viên và được âm thầm chuẩn bị trong khoảng một năm.

Đại diện Vinamilk cho biết trong dự án định vị thương hiệu lần này, công ty đã làm việc với những chuyên gia thiết kế, từng có kinh nghiệm làm việc với nhiều thương hiệu toàn cầu như Apple, AirBnb, Starbucks… Theo bà Mai Kiều Liên – CEO Vinamilk, đội ngũ chuyên gia quốc tế đã soạn thảo bản kế hoạch dài tới 500 trang, mô tả chi tiết về dáng dấp của thương hiệu Vinamilk mới.

Trong ngày đầu tiên xuất hiện, bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk đã nhận nhiều ý kiến từ người tiêu dùng khi cho rằng nó đơn giản và nhàm chán. Tuy nhiên, nếu quan sát có thể thấy đơn giản hoá đang là xu hướng thiết kế logo của những thương hiệu nổi tiếng trong vài năm gần đây.

Advertisement

Chẳng hạn hồi năm 2021, Xiaomi đã tiêu tốn 2 triệu nhân dân tệ, tương đương 7 tỷ đồng để đổi logo. Trong đó,nhà thiết kế Nhật Bản nổi tiếng Kenya Hara – giáo sư Đại học Mỹ thuật Musashino, là người chắp bút.

Logo mới của Xiaomi được thay đổi từ hình dạng vuông sang bo tròn các góc, mềm mại hơn và bị nhận xét là “thay như không thay”. Tuy nhiên, những tranh luận về việc tiêu tốn tiền đổi logo của Xiaomi đã trở thành thành công của hãng, khi cái tên Xiaomi đã được nhắc đến trên khắp mạng xã hội cũng như các mặt báo.

Tại Việt Nam, trong 2-3 năm trở lại đây, nhiều đơn vị cũng trình làng mẫu nhận diện thương hiệu mới với phong cách tối giản hơn rất nhiều.

Đơn cử, năm ngoái BIDV đã đưa vào sử dụng nhận diện thương hiệu mới với hình ảnh ngôi sao là trung tâm được cách điệu với những đường nét viền mở và chuyển động. Font chữ nhìn sáng sủa và gọn gàng hơn.

Advertisement

Cuối năm 2019, MB Bank cũng đã tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu trong lần kỷ niệm 25 năm hoạt động.

Thay vì chữ MB cách điệu, giờ đây logo của MB Bank đơn giản chỉ gồm hai chữ MB cùng biểu tượng. Theo CEO Lưu Trung Thái hình ảnh nhận diện thương hiệu mới nhằm thể hiện sứ mệnh của ngân hàng là trở thành ngân hàng thông minh, ngân hàng số và chuyên nghiệp.

Tương tự, quay lại câu chuyện của Vinamilk, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc marketing cho biết công ty cần một sự đổi mới để bắt kịp với những chuyển biến rất nhanh của môi trường xã hội, thói quen tiêu dùng cũng như cách người tiêu dùng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện nay.

“Lần tái định vị lần nay, Vinamilk muốn mang tới một diện mạo mới, phù hợp hơn với đối tượng người tiêu dùng mới”, ông Trí chia sẻ.

Advertisement

Bên cạnh đó, việc hợp tác với các chuyên gia thiết kế trên thế giới cũng là động thái cho thấy thương hiệu sữa quốc dân của Việt Nam kỳ vọng vào tính hiện đại và “hợp trend” mà đội ngũ này mang đến.

Và đúng như kỳ vọng, tối 9/7, Vinamilk đã tạo ra một trend mới cho người dùng mạng xã hội hưởng ứng. Trên Fanpage chính thức, hãng sữa đã tung ra bộ công cụ giúp người dùng sáng tạo logo tùy ý với phong cách mới của Vinamilk.

Chiến lược marketing của Vinamilk rất đơn giản khi cung cấp một công cụ giúp tạo ra những mẫu logo giống với bộ nhận diện thương hiệu mới. Người dùng nhập tên (từ 6 – 10 ký tự) kèm năm sinh, sau đó bấm nút “Trình làng”, website sẽ tạo ra mẫu logo theo tên giống logo thương hiệu.

Ngay sau đó, mạng xã hội tại Việt Nam được phủ kín bởi màu xanh dương và font chữ của Vinamilk.

Advertisement

Logo càng đơn giản, giá trị vốn hoá càng cao.

Apple, Starbucks hay Nike đều là những ông lớn trong từng lĩnh vực mà họ kinh doanh. Đặc biệt là Apple – công ty có giá trị nhất thế giới, chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD.

Nếu nhìn vào lịch sử chuyển mình của thương hiệu này, có thể thấy bộ nhận diện đã được tinh giản đi rất nhiều theo từng giai đoạn.

Có thể thấy, càng về sau này, thiết kế logo của Apple càng đơn giản, tinh tế, hiện đại và ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

Advertisement

Ban đầu, logo của Apple là hình ảnh Issac Newton ngồi đọc sách dưới cây táo, được thiết kế bởi Ronald Wayne.

Tuy nhiên, kể từ phiên bản quả táo bị cắn dở – mang ý nghĩ rằng công ty chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới để đạt được những điều tốt hơn, của Rob Janoff, hình ảnh Apple trong mắt công chúng đã dần được định hình và ngày càng tối giản đi theo từng thời kỳ để phù hợp với triết lý mà hãng Táo khuyết đưa vào từng sản phẩm của mình.

Hiện, giá trị vốn hoá của Apple đã cán mốc 3.000 tỷ USD và là công ty đầu tiên trong lịch sử đạt được điều này.

Với Nike hay Starbucks, xu hướng tối giản hóa nhận diện cũng diễn ra. Từ thiết kế có phần rườm rà ban đầu, lược bỏ nhiều chi tiết để trở nên gọn gàng hơn.

Advertisement

Người đồng sáng lập, Nike Phil Knight mong muốn logo của công ty là một thiết kế đơn giản, uyển chuyển và truyền tải chuyển động và tốc độ. Biểu tượng Swoosh của Nike được cho là tượng trưng cho đôi cánh của nữ thần chiến thắng Hy Lạp – Nike, người được các vận động viên tôn thờ.

Hiện tại, Nike có giá trị hơn 160 tỷ USD, là một trong những công ty hàng đầu về thời trang thể thao. Trong khi đó, Starbucks với hình ảnh nàng tiên cá đặc trưng của mình đã trở thành chuỗi đồ uống lớn nhất toàn cầu, có giá trị hơn 130 tỷ USD.

Đây là một trong những biểu tượng trong ngành F&B và các món phụ kiện đi kèm logo nàng tiên cá của Starbucks cũng thu hút một lượng fan nhất định, mang lại khoản thu lớn cho Starbucks, bên cạnh việc bán trà, cà phê và các món đá xay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement