Skip to main content

Cách để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn với khách hàng (P1)

24 Tháng Hai, 2021

Thương hiệu của bạn không chỉ là logo, bảng màu hay phông chữ, nó là tất cả những gì mà khách hàng của bạn cảm nhận được thông qua những lời hứa mà bạn thực hiện với họ.

Thương hiệu là một trong những phần quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp. Đó là cách bạn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh.

Đó là cách bạn nổi bật giữa đám đông và đó cũng là cảm nhận của khách hàng khi họ nghĩ về bạn.

Đó là lời hứa bạn thực hiện với khách hàng của mình và thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ bạn thực hiện lời hứa đó.

Thương hiệu của bạn là bản thiết kế chính xác nhất về cách bạn thể hiện bản thân trước khách hàng.

Đó là cuốn sổ tay hướng dẫn cho bạn và bất kỳ ai trong công ty của bạn biết không chỉ từ quan điểm thiết kế mà đó còn là về: khách hàng của bạn là ai, mong muốn và nhu cầu của họ như thế nào, tiếng nói và giọng điệu của các nỗ lực marketing và truyền thông của bạn sẽ trông giống như thế nào.

Thương hiệu là động lực của mọi thứ ẩn dưới các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Nó thúc đẩy văn hóa, cho khách hàng biết những gì họ mong đợi và cuối cùng thúc đẩy doanh nghiệp thành công hay thất bại.

Tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy các thương hiệu luôn thay đổi và phát triển trong suốt nhiều năm.

Từ việc thay đổi logo, ​​thay đổi thông điệp truyền thông, góc độ và cách tiếp cận mới để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ – những thay đổi của thương hiệu thường phát triển để phù hợp hơn với những thay đổi khác nhau trên thị trường.

Hầu hết các thương hiệu đều phải nỗ lực để vượt qua thử thách của thời gian. Sau đây là 03 cách để tạo ra sự khác biệt và vượt trên các đối thủ cạnh tranh bạn.

1. Hãy bán cảm xúc.

Nếu bạn nhìn vào các thương hiệu lớn, bạn sẽ thấy xu hướng này xuất hiện.

Có rất nhiều biến số hữu hình, có thể theo dõi được. Tuy nhiên, đầu tiên và quan trọng nhất là hầu hết các thương hiệu đều bán cảm xúc.

Coca-Cola bán hạnh phúc. McDonald’s cũng vậy. Visa bán cảm giác tự do. Toyota bán sự tự do, đáng tin cậy và phiêu lưu.

Nhiều thương hiệu lớn bán cho bạn cảm giác và cung cấp nó thông qua dịch vụ hoặc sản phẩm. Họ cung cấp nó thông qua một trải nghiệm nào đó.

Hiểu được những cảm xúc mà khách hàng của bạn đang khao khát và bạn sẽ giành được chiến thắng trong nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình.

Thông thường, các chiến dịch marketing của doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào cơ chế phân phối chứ không phải trạng thái mà khách hàng sẽ đạt được sau khi họ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Hầu hết khách hàng không thực sự muốn một mặt hàng, dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể mà họ mua. Họ thực sự muốn an toàn hơn, an ninh hơn, hạnh phúc hơn… hoặc ít đau đớn hơn, ít căng thẳng hơn, ít thời gian hoặc nỗ lực hơn hay nhiều kết quả hơn.

Hầu hết mong muốn và nhu cầu của khách hàng đều rất đơn giản.

Trong khi cần cố gắng để trở nên nổi bật, các doanh nghiệp có xu hướng quá phức tạp hóa mọi thứ và nghĩ rằng do cơ chế phân phối sản phẩm của họ quá khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nên khách hàng của họ cũng quan tâm đến nó nhiều như họ muốn.

Điều này là không đúng… Bạn hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như;

Những cảm xúc nào được gợi lên khi khách hàng của tôi nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi?

Những điểm khó khăn mà khách hàng của tôi đang cố gắng giải quyết là gì?

Trạng thái kết thúc của việc nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi trong một khoảng thời gian dài là gì?

Kết quả mà sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi mang lại là gì?

Sử dụng câu trả lời cho những câu hỏi này để hiểu những gì thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn mang lại.

Hãy tạo dựng một lộ trình về hành trình cảm xúc mà khách hàng của bạn trải qua. Sau đó, kết nối từng phần của hành trình trong thông điệp marketing của bạn.

Khi mọi người lần đầu tiên tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ đang cảm thấy cảm xúc gì?

Khi họ chuyển từ một người không biết gì sang một khách hàng tiềm năng hơn và có nhận thức tốt hơn, họ có cảm xúc và suy nghĩ gì về sản phẩm và dịch vụ của bạn?

Lập bản đồ hành trình của khách hàng bằng cách sử dụng cảm xúc làm cơ sở cho sự chuyển đổi và để hoạt động marketing của bạn sau đó truyền tải với từng phân khúc khi họ di chuyển qua.

2. Tính nhất quán vẫn là chìa khoá.

Nhất quán là chìa khóa cho bất kỳ chiến dịch xây dựng thương hiệu nào. Vì thương hiệu là một lời hứa, điều mà bạn cần thực hiện với khách hàng của mình.

Lời hứa này PHẢI được thực hiện nhất quán trong suốt các chiến dịch marketing, phía trước và phía sau để duy trì tính toàn vẹn.

Một trong những điều khó khăn nhất về thế giới kinh doanh hiện tại của chúng ta là có quá nhiều thứ quay xung quanh tầm nhìn của chúng ta và khiến chúng ta bị phân tâm.

Bạn cần khám phá các lĩnh vực marketing mới và sâu hơn, các cách quảng cáo mới hoặc các cách mới để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Rất dễ dàng để nhận thấy một khoảng trống trên thị trường và ngay lập tức bạn lao vào cố gắng để lấp đầy nó.

Là người làm kinh doanh, chúng ta tận dụng những cơ hội mà chúng ta nhìn thấy trước mắt. Đó là nhìn ra chỗ để cải thiện trong xã hội và sau đó tạo ra sự cải tiến đó.

Khi bạn xác định được thương hiệu của mình, bạn tạo ra ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp của mình. Bạn tìm ra điều gì phù hợp với bạn, xác định ai và doanh nghiệp của bạn là gì hay doanh nghiệp bạn phục vụ ai. Bạn hiểu bạn nên làm gì và không nên làm gì.

Khi bạn đã tạo ra được lộ trình này, nó cho phép bạn có khả năng nói không với các cơ hội tạo ra sự mâu thuẫn trong doanh nghiệp của bạn.

Hãy tạo một thông điệp nhất quán nói lên cảm xúc của khách hàng và đảm bảo bạn liên tục đo lường bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hoặc kênh marketing mới nào.

Nếu nó phù hợp, hãy tận dụng nó. Và tất nhiên, nếu không, bạn cần từ chối nó.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …