Skip to main content

Cách sử dụng hashtag để phát triển thương hiệu trong năm 2021 (P1)

30 Tháng Sáu, 2021

Bạn có biết cách sử dụng thẻ hashtag sao cho hiệu quả để có thể giúp phát triển thương hiệu? Dưới đây là những gì về hashtag mà bạn nên biết trong 2021.

Cách sử dụng hashtags để phát triển thương hiệu trong năm 2021

Cho dù thương hiệu của bạn đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội như thế nào trong chiến lược truyền thông mạng xã hội, thì việc biết cách sử dụng thẻ hashtag (#) cũng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội của thương hiệu.

Hashtag là gì?

Hasgtag (Thẻ được bắt đầu bằng dấu #) là một từ hoặc cụm từ được sử dụng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, nó đóng vai trò như một dấu hiệu (cho người dùng và thuật toán) rằng một phần nội dung của nó có liên quan đến một chủ đề cụ thể hoặc thuộc về một danh mục nội dung nào đó.

Thẻ hashtags giúp làm cho nội dung của thương hiệu có thể được khám phá được trong các thanh tìm kiếm trên các nền tảng và tiếp cận nhiều người hơn một cách hiệu quả.

Các khái niệm cơ bản về Hashtag.

  • Chúng luôn bắt đầu bằng dấu “#” nhưng chúng sẽ không hoạt động nếu bạn sử dụng dấu cách, dấu câu (chấm, phẩy…) hoặc ký hiệu.
  • Đảm bảo rằng tài khoản của bạn ở chế độ công khai. Nếu không, tất cả người dùng nếu không phải là người theo dõi (follower) sẽ không nhìn thấy nội dung được gắn thẻ.
  • Đừng viết quá nhiều từ lại với nhau. Các thẻ hashtag hoạt động tốt nhất có xu hướng tương đối ngắn và dễ nhớ.
  • Sử dụng các hashtag có liên quan và cụ thể. Nếu hashtag quá chung chung, nó sẽ khó được tìm thấy và nó có thể sẽ không được những người dùng mạng xã hội khác sử dụng lại.
  • Giới hạn số lượng hashtag bạn nên sử dụng. Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Nó giống như bạn đang spam người dùng. Tốt nhất không nên dùng quá 3 hashtag trên mỗi bài đăng.

Lịch sử của thẻ hashtag.

Lần đầu tiên hashtag được sử dụng là vào mùa hè năm 2007 bởi Chris Messina.

Đó là khi chuyên gia marketing này bước vào văn phòng của Twitter với một ý tưởng.

Do tính ngắn gọn của Twitter, ông đã đề nghị ứng dụng này bắt đầu sử dụng biểu tượng đồng bảng Anh (ký hiệu #) nhằm mục tiêu nhóm các Tweet có liên quan lại với nhau.

Kể từ đó, việc sử dụng các thẻ bắt đầu bằng # (hashtag) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Hashtag là một cách để kết các nối nội dung mạng xã hội với một chủ đề, sự kiện hoặc một cuộc trò chuyện cụ thể nào đó.

Chúng cũng không chỉ được dành riêng cho Twitter nữa mà còn được sử dụng nhiều trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác.

Tại sao phải sử dụng hashtag?

Tăng mức độ tương tác với những người theo dõi bạn.

Bao gồm thẻ hashtag trong các bài đăng của bạn có nghĩa là bạn đang tham gia vào một cuộc trò chuyện nào đó được diễn ra trên nền tảng. Và quan trọng nhất, nó làm cho các bài đăng của bạn hiển thị trong suốt các cuộc trò chuyện đó.

Điều này có thể dẫn đến một mức độ tương tác lớn hơn, thúc đẩy mức độ tương tác của thương hiệu trên các mạng xã hội thông qua lượt thích, lượt chia sẻ, bình luận.

Xây dựng nhận thức về thương hiệu bằng các hashtag có thương hiệu.

Xây dựng các thẻ hashtag có thương hiệu (Branded Hashtags) có thể là một cách hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp của bạn và thúc đẩy các cuộc trò chuyện.

Ví dụ: thẻ hashtag mang thương hiệu của Raptors #WetheNorth được ‘sáng lên’ trong suốt mùa giải chiến thắng năm 2019 của họ. Nó có sức hấp dẫn ‘kì lạ’ và là một trong những hashtag được người Canada sử dụng nhiều nhất trong nửa đầu năm 2019.

Một cách thể hiện sự ủng hộ đối với các vấn đề xã hội.

Sử dụng thẻ hashtag có liên quan đến một vấn đề ngoài thương hiệu của bạn là một cách để làm nổi bật một nguyên nhân hoặc một vấn đề quan trọng.

Ví dụ: hashtag #EachforEqual và # IWD2020 đã được sử dụng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội bao gồm cả LinkedIn, vào Ngày Quốc tế Phụ nữ nhằm mục tiêu kêu gọi sự bình đẳng giới, chống lại những định kiến phân biệt giới của xã hội.

Các thương hiệu cũng có thể tạo một thẻ hashtag có thương hiệu để thể hiện mối liên hệ của nó với một vấn đề xã hội.

Thêm ngữ cảnh vào các bài đăng trên mạng xã hội.

Trên Twitter, bạn không có quá nhiều không gian để viết chú thích. Chính xác là bạn chỉ có 280 ký tự để thể hiện.

Trên Instagram, bạn có thể viết dài hơn nhưng dài hơn không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu quả hơn. Tương tự với Facebook, Pinterest, LinkedIn hoặc bất kỳ nền tảng nào khác, đôi khi ít hơn là nhiều hơn.

Sử dụng thẻ hashtag có thể là một cách đơn giản để ngữ cảnh hóa những gì bạn đang nói mà không cần sử dụng hết các ký tự có giá trị hoặc viết các chú thích lặp đi lặp lại.

Hãy xem một Tweet rất sáng tạo của Nasa, cho thấy rõ rằng NASA đang tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 50 của mình và sẽ tham gia vào các cuộc trò chuyện về chủ đề “Ngày biểu tượng cảm xúc của thế giới”.

Giúp đối tượng mục tiêu của bạn tìm thấy bạn.

Trên Linkedin và Instagram, người dùng có thể theo dõi các thẻ hashtag cũng như những người dùng khác. Do đó, việc sử dụng một vài thẻ hashtag phổ biến có thể là một cách khác để giúp người dùng mới tìm thấy thương hiệu của bạn.

Thể hiện mối quan hệ đối tác được tài trợ.

Phần này dành cho các mối quan hệ hợp tác giữa những người có ảnh hưởng (influencer) và thương hiệu. Khi làm việc với thương hiệu, những người có ảnh hưởng phải cho đối tượng mục tiêu của họ biết rằng, bài đăng đó là một phần nội dung được tài trợ bởi thương hiệu.

Vì vậy, với những người có ảnh hưởng, hãy luôn thêm thẻ hashtag để biểu thị rõ ràng sự tài trợ cho các bài đăng có thương hiệu.

Với thương hiệu, cần đảm bảo rằng bạn phải tìm kiếm các thẻ hashtag đó trong quá trình đánh giá và chấp nhận về tính phù hợp của nội dung từ những người có ảnh hưởng.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

7 xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2025

22 Tháng Mười Hai, 2024
Trong khi Digital marketing được dự báo tiếp tục là một kênh quan trọng để các thương hiệu và doa…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …