Kể một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng với 4 bước
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi hàng ngày khách hàng phải nhận quá nhiều nội dung quảng cáo từ các doanh nghiệp, kể một câu chuyện thương hiệu (Storytelling) có sức ảnh hưởng càng trở nên quan trọng hơn.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, có vô số các câu chuyện mà họ có thể kể với công chúng.
Từ các câu chuyện của nhà sáng lập đến các câu chuyện gắn liền với nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của họ, tất cả những nội dung này đều là những thứ có thể tạo ra được những sức cộng hưởng to lớn đến quá trình xây dựng thương hiệu.
Tuy nhiên, một câu chuyện thương hiệu khó có thể đi từ việc truyền cảm hứng đến gây ảnh hưởng lên hành động (chẳng hạn như khiến khách hàng muốn mua hàng) nếu nó thiếu đi yếu tố có chủ đích.
Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn là câu chuyện có sự cân bằng tinh tế giữa mục đích của thương hiệu với khán giả mục tiêu, thương hiệu của doanh nghiệp cần xuất hiện trước công chúng như là một hình ảnh mang tính đại diện thực sự.
Dưới đây là một số bước hay quy tắc bạn có thể sử dụng trong quá trình xây dựng nên các câu chuyện thương hiệu cho chính doanh nghiêp của mình.
1. Hãy giữ cho câu chuyện thương hiệu của bạn trở nên đơn giản.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi khách hàng của bạn ngày càng “lướt” nhiều hơn và dành ít thời gian hơn cho mỗi thương hiệu xuất hiện trước mắt họ, làm thế nào bạn có thể nhồi nhét những thứ khó hiểu hay cố gắng để thuyết phục họ tin vào những thứ mà ngay cả bạn cũng không thể hiểu.
Tốt hơn hết, hãy giữ cho các câu chuyện thương hiệu của bạn được đơn giản và đi thẳng vào những chi tiết quan trọng nhất.
Một thách thức đặt ra là, trong khi một câu chuyện quá đơn giản hay quá dễ hiểu thường không đủ sức lôi kéo sự hiếu kỳ của đối tượng mục tiêu, nhiệm vụ của bạn là khiến chúng vừa đơn giản vừa có sức thuyết phục.
Một lời khuyên dành cho bạn là hãy bắt đầu từ “gốc”.
Nguồn gốc xuất hiện của câu chuyện là điểm khởi đầu của mọi vấn đề, hãy cung cấp nguồn gốc một cách ngắn gọn, sau đó giải thích bằng các giải pháp mà doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đưa ra.
Bạn cũng nên nhớ rằng “Mọi ý tưởng đều bắt đầu bằng một vấn đề.”
Sau khi bạn đã đặt tên cho vấn đề và giải pháp của mình, bạn có thể quyết định những chiến lược nào bạn cần tập trung vào, và những chiến lược nào bạn có thể bỏ qua.
Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ chiến lược, bạn có thể xem tại đây: chiến lược là gì
2. Một câu chuyện hay cần bắt đầu với sự trung thực.
Nếu bạn là một người làm kinh doanh, đặc biệt khi bạn là một marketer, chắc có lẽ bạn đã có đủ thông tin để hiểu rằng, khách hàng hiện đang ưu tiên tính trung thực hơn bao giờ hết.
Khách hàng hiện đại không chỉ quan tâm đến những gì bạn nói, họ quan tâm đến cả những thứ đằng sau đó, chính là những thứ giúp họ xác định những gì bạn đang kể là đáng tin cậy.
Khi chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc thương hiệu, điều quan trọng là phải duy trì sự trung thực và đáng tin cậy về giá trị của bạn trong tương lai.
Bỏ qua những thời điểm khi tất cả mọi thứ đều thuận lợi, vào những lúc khó khăn nhất, những điều này chính là những gì còn lại của bạn có thể khiến khách hàng tiếp tục ủng hộ bạn và những gì bạn đang truyền tải đến họ.
2. “Tell The Why” – Nêu lý do tại sao bạn lại muốn kể câu chuyện thương hiệu của mình.
Đôi khi sự khác biệt lớn nhất giữa các câu chuyện thương hiệu, giữa câu chuyện của bạn với câu chuyện của đối thủ nằm ở lý do tại sao.
Trong khi bạn có nhiều cách thức khác nhau để kể, lý do tại sao thương hiệu của bạn bắt đầu thường là thứ giúp khơi dậy cảm hứng và sự tò mò từ khách hàng.
Whitney Wolfe Herd, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Bumble, đã từng chia sẻ rằng kinh nghiệm làm việc của bà tại Tinder là điều đã thúc đẩy bà tạo ra ứng dụng hẹn hò dành cho phụ nữ ngay từ đầu.
Bà dẫn dắt vấn đề: “Đối với tất cả những gì mà phụ nữ hiện đại đã và đang làm được, việc hẹn hò và yếu tố lãng mạn dường như đã quá lỗi thời.”
Bằng cách chia sẻ lý do tại sao bà bắt đầu doanh nghiệp của mình, các giá trị của thương hiệu được truyền đạt một cách dễ dàng và không thiếu đi yếu tố “có chủ đích”.
Nếu bạn còn chưa tin điều này, hãy xem cách Starbucks hay Apple xây dựng câu chuyện thương hiệu của họ.
4. Đừng quên ‘tính có thẩm quyền’.
Quan trọng nhất, vì đây là câu chuyện của bạn, và bạn là người dẫn dắt câu chuyện đó, hãy cho khán giả của bạn thấy rằng bạn “phù hợp” khi kể câu chuyện đó.
Bạn không thể một câu chuyện hành trình đi đến thành công của một doanh nhân nếu hiện bạn chưa được xem là doanh nhân thành công hay bạn không thể truyền cảm hứng về cách làm marketing nếu bạn không phải là chuyên gia về điều đó.
Dù cho bạn là ai và đang kể câu chuyện gì, khách hàng hay công chúng của bạn chỉ lắng nghe, tin tưởng và chia sẻ lại nó nếu bạn đủ “phù hợp” để kể nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen | MarketingTrips