Skip to main content

Brand Loyalty là gì? Ví dụ về thực tế về Brand Loyalty

1 Tháng Tám, 2020

Cùng tìm hiểu các khái niệm như Brand Loyalty là gì, các ví dụ về Brand Loyalty, cùng các nội dung khác.

brand loyalty là gì
Brand Loyalty hay lòng trung thành thương hiệu là gì?

Brand Loyalty trong tiếng Việt có nghĩa là Lòng trung thành với thương hiệu, được thể hiện bằng việc người tiêu dùng lặp lại việc mua các sản phẩm của cùng một thương hiệu, ngay cả khi họ có các lựa chọn thay thế khác.

Brand Loyalty là gì?

Brand Loyalty có nghĩa là Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Brand Loyalty là việc người tiêu dùng có gắn bó tích cực với một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu cụ thể nào đó.

Khách hàng thể hiện Brand Loyalty bằng việc tiếp tục mua sản phẩm của thương hiệu, bất chấp những nỗ lực của đối thủ cạnh tranh để thu hút họ.

Advertisement

Các tập đoàn đầu tư số tiền đáng kể vào dịch vụ khách hàng và marketing để tạo và duy trì Brand Loyalty cho một sản phẩm đã có vị trí vững chắc.

Coca-Cola là một ví dụ về một thương hiệu mang tính biểu tượng, dẫn đến việc khách hàng thể hiện Brand Loyalty này trong suốt nhiều năm qua bất chấp các sản phẩm và nỗ lực marketing của Pepsi.

Cùng với Brand Awareness, Brand Loyalty là các tài sản thương hiệu.

Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Brand Loyalty, bạn cần hiểu về Brand.

Advertisement

Brand là gì?

Cũng tương tự như thuật ngữ Marketing, các khái niệm về Brand cũng được phát triển và thay đổi qua các thời kì khác nhau gắn liền với các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, thị trường và người tiêu dùng.

Ở góc nhìn tổng thể, Brand có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.

Theo khái niệm này, Brand có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love).

Bạn có thể xem thêm Brand là gì để có những góc nhìn toàn diện hơn về thuật ngữ này.

Advertisement

Các chiến dịch Brand Loyalty.

Bộ phận marketing theo sát xu hướng mua hàng của người tiêu dùng và làm việc để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thông qua các hoạt động phục vụ khách hàng tích cực.

Các nhà marketing theo dõi thay đổi trong xu hướng mua hàng và tạo ra một chiến dịch marketing tương ứng để giúp công ty có được và giữ chân các khách hàng trung thành.

Đại sứ thương hiệu.

Các công ty thuê đại sứ thương hiệu làm người phát ngôn cho sản phẩm của họ. Đại sứ thương hiệu được chọn do sức hấp dẫn của họ đối với thị trường mục tiêu.

Chiến dịch khách hàng trung thành thành công nhất khi nó gợi ra được các tính năng quan trọng đối với phân khúc thị trường mà thương hiệu nhắm đến.

Advertisement

Ví dụ, một chiếc xe Subaru sẽ giữ cho con bạn an toàn, còn một chiếc xe Lincoln sẽ khiến bạn trông ngầu như Mathew McConaughey.

Mối quan hệ giữa Brand Loyalty và Internet là gì?

Trước khi có internet, cách phổ biến nhất để xây dựng Brand Loyalty là thông qua sự tương tác của nhân viên bán hàng và khách hàng.

Ngày nay, internet cung cấp quyền truy cập vào hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng mà không cần nhân viên bán hàng làm trung gian.

Giờ đây người tiêu dùng được trao khả năng để tiến hành nghiên cứu độc lập và so sánh các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, do đó họ có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt và bớt cam kết hơn với các thương hiệu cụ thể.

Advertisement

Ví dụ thực tế về Brand Loyalty.

Apple có gần 2 tỷ khách hàng sử dụng iPhone, nhiều người trong số họ trung thành với thương hiệu này. Mỗi năm, iPhone có những bản nâng cấp mới và người tiêu dùng đổ xô đến các cửa hàng để mua phiên bản mới nhất.

Danh tiếng của Apple về các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ xuất sắc đã giúp tạo ra lượng khách hàng trung thành cực kì khó có khả năng chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Khi Apple tung ra nhiều dịch vụ tính phí, bao gồm Apple TV và Apple Arcade, hãng này có nhiều khả năng sẽ làm tăng thêm sự thành công của mình, nghĩa là có thêm doanh thu trên mỗi khách hàng.

Khi người tiêu dùng bị cuốn hút vào các chương trình và các dịch vụ mới, họ sẽ sẵn sàng nâng cấp lên iPhone hoặc iPad mới nhất khi có nhu cầu thay điện thoại hoặc máy tính bảng.

Advertisement

Thông qua các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ mới, Apple có thể củng cố thêm lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng ngày càng có nhiều quyền lực và sự lựa chọn hơn, xây dựng thương hiệu hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu của mọi doanh nghiệp.

Bằng cách hiểu lòng trung thành thương hiệu hay Brand Loyalty là gì, bạn có thể đảm bảo rằng mọi thứ bạn làm đều hướng tới khách hàng và thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Thuý Minh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement