Skip to main content

Những thuật ngữ phổ biến nhất về thương hiệu dành cho dân ‘YÊU BRAND’ (P1)

23 Tháng Bảy, 2020

Khi bạn làm việc ở một môi trường nhỏ hoặc môi trường thiếu chuyên nghiệp có thể bạn sẽ nhận thấy chúng ta không nhắc đến quá nhiều thuật ngữ chuyên môn hoặc nhiều phần chúng ta làm theo cảm tính.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thăng tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp hoặc tiếp cận những môi trường lớn thì các thuật ngữ hay ‘kiến thức chuyên nghiệp’ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Sau đây là chuỗi bài viết tổng hợp và phân tích những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu về thương hiệu.

Trước hết, để có thể hiểu bản chất thực sự của thuật ngữ thương hiệu (Brand) nói chung, bạn có thể xem tại: thương hiệu là gì

1. ARTIFACT – ĐỒ TẠO TÁC

Sự thể hiện cảm hữu hình về một ý tưởng, sản phẩm hoặc sản phẩm thiết kế.

2. ATMOSPHERICS – MÔI TRƯỜNG

Bản sắc của một môi trường thương hiệu, được thể hiện bởi kiến trúc, ký hiệu, kết cấu, mùi vị, âm thanh, màu sắc và hành vi của nhân viên.

3. ATTITUDE STUDY – NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ

Một cuộc khảo sát ý kiến về thương hiệu

4. AUDIENCE – KHÁN THÍNH GIẢ

Một nhóm người mà sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp nhắm đến, ngoài ra thuật ngữ này còn được gọi là khán thính giả mục tiêu.

5. AUDIO BRANDING – XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ÂM THANH

Quá trình xây dựng thương hiệu kết hợp với âm thanh. Thuật ngữ này thường được thấy bằng việc các nhãn hàng hay thương hiệu sử dụng các bài hát trong quảng cáo về sản phẩm của họ.

6. AUTHENTICITY – ĐỘ TIN CẬY

Nét đặc trưng để trở thành độc đáo và thường được coi là thuộc tính thương hiệu mạnh.

7. AVATAR 

Biểu tượng thương hiệu được thiết kế động, sử dụng các kỹ xảo hoạt hình và có thể biểu đạt trên nhiều dạng truyền thông.

8. AWARENESS STUDY – NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC

Một cuộc khảo sát đo lường sự hiểu biết của khán thính giả đối với một thương hiệu, thuậ ngữ này thường được chia thành ‘nhận thức chủ quan’ và ‘nhận thức khách quan’.

9. BACKSTORY – CHUYỆN BÊN LỀ

Những câu chuyện đằng sau thương hiệu, chẳng hạn như về nguồn gốc, ý nghĩa tên thương hiệu hoặc nền tảng của độ tin cậy và sức hấp dẫn của nó.

10. BENEFIT – LỢI ÍCH

Lợi thế đạt được từ sản phẩm, dịch vụ, đặc tính hoặc thuộc tính.

11. BHAG (BIG HAIRY AUDACIOUS GOAL) – MỤC TIÊU TO LỚN VÀ TÁO BẠO

Được thiết kế nhằm tập trung vào môt công ty. Bạn có thể định nghĩa chúng là những thay đổi mà chúng ta không thực sự biết làm thế nào để thực hiện; những thay đổi mà chúng ta không thể làm gì với kiến thức trước đó của mình

12. BOTTOM-UP MARKETING – MARKETING TỪ DƯỚI LÊN

Marketing xuất phát từ khách hàng, đối lập với marketing từ trên xuống là xuất phát từ ban quản trị.

13. BRAND – THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu là cảm nhận của môt người về sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hoặc công ty.

14. BRAND AGENCY – CÔNG TY THƯƠNG HIỆU

Công ty chiến lược chuyên cung cấp hoặc quản lý nhiều loại hình dịch vụ xây dựng thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực truyền thông.

15. BRAND ALIGNMENT – SỰ LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU

Chính là việc kết nối các chiến lược thương hiệu với các điểm tiếp xúc (touchpoints) giữa khách hàng và thương hiệu.

16. BRAND AMBASSADOR – ĐẠI SỨ THƯƠNG HIỆU

Bất kì ai có thể thúc đẩy, phát triển thương hiệu thông qua các mối tương tác với khách hàng, khách hàng tương lai, đối tác hoặc giới truyền thông. Đại sứ thương hiệu lý tưởng nhất là toàn bộ nhân viên của công ty nơi bạn làm việc.

17. BRAND ARCHITECTURE – KIẾN TRÚC THƯƠNG HIỆU

Một hệ thống thứ bậc của các thương hiệu liên quan, thường được bắt đầu bằng một thương hiệu mẹ, mô tả mối quan hệ của nó với các thương hiệu con hoặc hợp tác thương hiệu. Đây được xem là một ‘cây gia phả’ của thương hiệu.

18. BRAND ARTICULATION – SỰ BIỂU ĐẠT CỦA THƯƠNG HIỆU

Mô tả chính xác về một thương hiệu có thể thúc đẩy các thành viên trong một cộng đồng thương hiệu cùng cộng tác với nhau. Đó là một câu chuyện thương hiệu.

19. BRAND ASSET – TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

Bất kì khía cạnh nào của thương hiệu có giá trị mang tính chiến lược, trong đó bao gồm sự liên kết thương hiệu, thuộc tính thương hiệu, nhận thức thương hiệu hoặc lòng trung thành thương hiệu.

20. BRAND ATTRIBUTE – THUỘC TÍNH THƯƠNG HIỆU

Đặc điểm riêng để phân biệt của một sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc thương hiệu.

21. BRAND AUDIT – ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU

Một sự đánh giá chính thức về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hoặc thách thức của một thương hiệu.

22. BRAND COMMUNITY – CỘNG ĐỒNG THƯƠNG HIỆU

Mạng lưới những người đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu, bao gồm các bộ phận trực thuộc nội bộ công ty, các đối tác bên ngoài, các khách hàng và cả giới truyền thông.

23. BRAND CONSULTANT – CỐ VẤN THƯƠNG HIỆU

Một người cố vấn bên ngoài đóng góp vào quá trình xây dựng thương hiệu, thường đóng vai trò chiến lược hoặc cố vấn độc lập.

24. BRAND COUNCIL – HỘI ĐỒNG THƯƠNG HIỆU 

Một tổ chức được thành lập để thẩm định và định hướng quá trình xây dựng thương hiệu của công ty. Đôi khi còn được gọi là hội đồng sáng tạo.

25. BRANDED HOUSE – NGÔI NHÀ ĐƠN THƯƠNG HIỆU

Một công ty với một thương hiệu duy nhất dùng cho tất cả các đơn vị kinh doanh và sản phẩm của công ty, còn được gọi là thương hiệu đồng nhất hoặc thương hiệu tập trung. Khái niệm này đối ngược lại với ngôi nhà đa thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Starbucks Việt Nam sẽ mở rộng mô hình Starbucks Reserve

27 Tháng Mười Hai, 2024
Sau 6 tháng rời căn nhà 13 Hàn Thuyên (quận 1, TP HCM), Starbucks đã tìm được mặt bằng mới cho cử…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …