Skip to main content

Những thuật ngữ phổ biến nhất về thương hiệu dành cho dân ‘YÊU BRAND’ (P2)

8 Tháng Sáu, 2021

Khi bạn làm việc ở một môi trường nhỏ hoặc môi trường thiếu chuyên nghiệp có thể bạn sẽ nhận thấy chúng ta không nhắc đến quá nhiều thuật ngữ chuyên môn hoặc nhiều phần chúng ta làm theo cảm tính.

Những thuật ngữ phổ biến nhất về thương hiệu dành cho dân ‘YÊU BRAND’ (P2)

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thăng tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp hoặc tiếp cận những môi trường lớn thì các thuật ngữ hay ‘kiến thức chuyên nghiệp’ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Sau đây là chuỗi bài viết tổng hợp và phân tích những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu về thương hiệu.

26. BRAND EQUITY – GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU.

Là giá trị được tích luỹ của các tài sản thương hiệu thuộc một công ty, xét về cả tài chính và chiến lược; là toàn bộ sức mạnh thị trường của một thương hiệu.

27. BRAND ESSENCE – BẢN CHẤT NỘI TẠI CỦA THƯƠNG HIỆU.

Là những lời hứa hoặc cam kết mà thương hiệu biểu lộ theo những từ ngữ đơn giản nhất chỉ với một mục đích duy nhất.

28. BRAND EXPERIENCE – TRẢI NGHIỆM THƯƠNG HIỆU.

Là tất cả những sự tương tác của người dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Là tất cả những ‘chất liệu thô’ của một thương hiệu.

29. BRAND GAP – KHOẢNG CÁCH THƯƠNG HIỆU.

Là khoảng trống giữa chiến lược kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng.

30. BRAND IDENTITY – BẢN SẮC (NHẬN DIỆN) THƯƠNG HIỆU.

Là tất cả những sự biểu hiện ra bên ngoài của một thương hiệu, bao gồm: tên gọi, nhãn hiệu, logo, màu sắc, kí hiệu, chất liệu truyền thông…

31. BRAND IMAGE – HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU.

Chính là hình ảnh về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong tâm trí người tiêu dùng.

32. BRANDING – XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU.

Là bất kì nỗ lực hoặc chương trình nào được thực hiện nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, nó cũng chính là quá trình làm cho người tiêu dùng hay khách hàng nhớ đến một thương hiệu.

33. BRAND LOYALTY – LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU.

Là sức mạnh gắn kết của một khách hàng nào đó với thương hiệu, là sức mạnh của sự ưa chuộng của khách hàng với thương hiệu so với các sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh khác.

Thường thì lòng trung thành thương hiệu được phản ánh bằng khả năng mua hàng và thậm chí là lặp đi lặp lại nhiều lần (đối với các sản phẩm có thể mua nhiều lần).

34. BRAND MANAGER – QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU (TRƯỞNG NHÃN HÀNG).

Là khái niệm chỉ người chịu trách nhiệm về các vấn đề của thương hiệu như: doanh số, giá cả, khuyến mãi, độ phủ, phân phối, hình ảnh thương hiệu, khách hàng…

Tuỳ vào từng lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp mà vai trò này được thể hiện dưới nhiều nhiệm vụ khác nhau.

35. BRAND MANUAL – QUY CHẾ SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU.

Là những tài liệu liên kết các tham số của thương hiệu với các thành viên trong cộng đồng của thương hiệu; nó là một bộ công cụ xây dựng thương hiệu đã được chuẩn hoá.

36. BRAND MARK – ĐÁNH DẤU THƯƠNG HIỆU.

Là các icon, sticker, avatar, các kí hiệu, nhãn mác, các biểu tương của một thương hiệu.

37. BRAND METRICS – THƯỚC ĐO THƯƠNG HIỆU.

Là các chỉ số, thước đo dùng để giám sát những thay đổi trong giá trị thương hiệu.

38. BRAND NAME – TÊN THƯƠNG HIỆU.

Là một tập hợp gồm các từ ngữ, ký tự có thể đọc và viết của thương hiệu, nó thường là tên gọi của một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp.

39. BRAND PERSONALITY – TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU.

Là tính cách của một thương hiệu (sản phẩm hoặc dịh vụ) được định nghĩa theo các khái niệm dựa trên yếu tố con người như: vui vẻ, hoà đồng, thân thiện, năng động…

Khái niệm này thường được sử dụng để định vị một thương hiệu (so với đối thủ).

40. BRAND PORTFOLIO – DANH MỤC THƯƠNG HIỆU.

Là một tập hợp các thương hiệu liên quan, là tổng thể các thương hiệu do một doanh nghiệp sở hữu. Chẳng hạn danh mục thương hiệu của Unilever sẽ bao gồm nhiều nhãn hàng con như: Lipton, Dove, Cif…

41. BRAND STORY – CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU.

Là tất những gì mà một doanh nghiệp hay thương hiệu kể cho người tiêu dùng. Nó có thể là các thông điệp ngắn, các câu chuyện về nguồn gốc và hình thành của sản phẩm hoặc dịch vụ, các câu chuyện giải thích ý nghĩa và sứ mệnh của thương hiệu…

42. BRAND STRATEGY – CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU.

Là một bản kế hoạch (tổng thể và chi tiết) phát triển một thương hiệu nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu thường được xây dựng bởi các nhà quản lý thương hiệu (Brand Manager).

43. BRAND VALUATION – ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU.

Chính là quá trình đo lường giá trị thể hiện bằng tiền của một thương hiệu (Brand Value).

Ví dụ, giá trị thương hiệu của Apple đang được định giá khoảng 350 tỷ USD (năm 2021).

Các bạn đừng nhầm lẫn giá trị thương hiệu (Brand Value) với giá trị vốn hoá thị trường (Brand Market Cap). Chẳng hạn như ví dụ trên, giá trị vốn hoá thị trường của Apple tại thời điểm năm 2021 là khoảng 2000 tỷ USD chứ không phải chỉ là 350 tỷ USD.

44. CO-BRANDING – HỢP TÁC THƯƠNG HIỆU.

Là mối liên kết hay hợp tác có mục đích giữa các thương hiệu với nhau nhằm vì lợi ích chung của các bên.

45. CORE VALUES – GIÁ TRỊ CỐT LÕI.

Là một tập hợp các nguyên tắc bền vững nhằm xác định tính đạo đức của một thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Nó là một phần của tư tưởng cốt lõi.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Thuý Minh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …