Skip to main content

Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững

15 Tháng Mười Một, 2023

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rằng để thành công, họ và thương hiệu của họ cần phải đại diện cho điều gì đó.

Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững
Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững

Việc thương hiệu đại diện cho điều gì thường là kết quả của một quá trình xác định mục đích của doanh nghiệp. Điều này nghe qua tưởng chừng như khá đơn giản, kiểu như một lời tuyên bố chung chung nào đó của doanh nghiệp, sự thật là nó sâu xa và phức tạp hơn nhiều.

Với những người làm marketing có kinh nghiệm, câu nói “Nếu bạn thực sự muốn cho thế giới thấy những gì bạn tin tưởng và ủng hộ, hãy cho chúng tôi biết bạn đã và đang bảo vệ và đại diện cho điều gì?” đã như là một phần mang tính định hướng chiến lược cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là, để xây dựng cái gọi là mục đích của doanh nghiệp hay thương hiệu, vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp không phải là tuyên bố cho người tiêu dùng của họ thấy họ đang cố gắng truyền tải điều gì, thay vào đó, thứ thực sự nên làm đó là hãy nỗ lực để chứng minh cách thương hiệu đang bảo vệ những giá trị mang tính đại diện cho thương hiệu, đồng thời chống lại những thứ đi ngược lại với giá trị này.

Hành động là quan trọng hơn cả.

Trong khi có không ít các marketer đã bắt đầu nhận ra được điều này và cũng đã bắt đầu thực hiện nó, sự thật là đa phần họ thực hiện nó một cách miễn cưỡng hơn là đi từ sự nỗ lực từ nội tại của thương hiệu.

Hãy nghĩ đến Volkswagen khi thâm nhập thị trường ô tô Mỹ, hoặc Apple, trong những ngày đầu thành lập đã luôn chứng minh rằng họ đại diện cho sự chuẩn mực, hay cả Nike luôn đồng hành cùng ý chí vươn lên của các vận động viên.

Để có thể thực sự tạo ra sự ảnh hưởng, thương hiệu nên tìm cách tạo ra các phong trào hay làn sóng mạnh mẽ hơn chỉ là các chiến dịch quảng cáo thông thường.

Mọi người (khách hàng) luôn muốn trở thành một phần của điều gì đó lớn lao hơn và các thương hiệu có thể sử dụng các nguyên tắc của các phong trào mang tính xã hội để tạo ra một khuôn khổ trong đó mọi người cảm thấy có động lực để làm điều gì đó cùng với các thương hiệu có cùng hệ giá trị (chia sẻ giá trị).

Ở khía cạnh tổng thể, khi xem đây là chiến lược mà thương hiệu cần triển khai, các marketer không chỉ nên nỗ lực để chứng minh những giá trị họ đang hướng tới, thay vào đó, điều mà họ đang đại diện và chống lại cũng quan trọng không kém.

Có một điều quan trọng và cũng là thứ làm không ít người làm marketing phải đắn đo đó là họ hay thương hiệu của họ nên “đối xử” với các đối thủ của họ như thế nào.

Trong khi theo lối suy nghĩ thông thường, họ sẽ tìm cách để đánh đổ và nói xấu đối thủ, sự thật là hiếm có thương hiệu nào có được thành công khi cố gắng để chơi xấu đối thủ, thậm chí các nghiên cứu còn chứng minh điều ngược lại, khen ngợi đối thủ có thể làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu.

Ở khía cạnh người tiêu dùng, điều họ quan tâm nhất không phải là bạn đã đánh bại đối thủ của mình ra sao (và họ cũng sẽ phản đối các hành vi gian lận và chơi xấu của thương hiệu), mà là các giá trị mà thương hiệu của bạn luôn tìm cách xây dựng và bảo vệ, và trong đó có cả họ.

Trong khi các chiến lược marketing kiểu cũ (và dường như hiện không còn nhiều giá trị) luôn tìm cách để làm nổi bật một vấn đề (nỗi đau) mà sản phẩm hay dịch vụ của họ có thể giải quyết được (tốt hơn cả đối thủ cạnh tranh của họ), các chiến lược marketing mới ngày nay cần hướng tới một mục tiêu xa và rộng hơn, xây dựng giá trị mà thương hiệu đang đại diện (có lợi cho khách hàng và xã hội) và không ngừng chống lại những thứ làm suy giảm đi các giá trị đó.

Nói tóm lại, việc xác định thứ mà doanh nghiệp đang đại diện và tích cực chống lại sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn là các chiến dịch quảng cáo và marketing đơn thuần. Nhờ vào sự phát triển của mạng xã hội, và doanh nghiệp hiện có vô số cách để trò chuyện (trực tiếp) với khách hàng của mình, hãy bắt đầu hướng họ vào các kết nối liên tục của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …