Skip to main content

Cách xây dựng chiến lược Keyword-driven Content Marketing

9 Tháng Mười Một, 2022

Đối với những người làm SEOContent Marketing, khi các thuật toán của công cụ tìm kiếm ngày càng chuyển sang hướng ưu tiên nội dung và khi việc nhồi nhét từ khoá không còn mấy tác dụng, một chiến lược SEO được định hướng bởi nội dung hay chiến lược Content Marketing được hỗ trợ bởi các từ khoá được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Cách xây dựng chiến lược Keyword-driven Content Marketing
Cách xây dựng chiến lược Keyword-driven Content Marketing

Các thuật toán tìm kiếm ngày càng thông minh hơn trong việc nhận diện và đánh giá chất lượng của yếu tố nội dung (Content) với những người truy cập.

Đó là lý do tại sao, các Content Marketer giờ đây cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với các SEOer thông qua chiến lược xây dựng nội dung dựa trên từ khoá (Keyword-driven Content Marketing).

Dưới đây là từng bước để bạn có thể làm điều đó.

1. Xác định các từ khóa quan trọng nhất.

Đơn giản, vì chiến lược này dựa trên nền tảng là từ khoá, nghiên cứu và xác định các từ khoá quan trọng với doanh nghiệp là công việc đầu tiên bạn cần làm.

Hiện nay có rất nhiều công cụ (miễn phí) khác nhau cho phép bạn làm điều này, Google Keyword Planner là một ví dụ tiêu biểu.

Sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược nội dung theo từ khóa và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.

Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

Các Content Marketer giờ đây cần nghiên cứu xem với từng từ khoá nhất định, người tìm kiếm đang mong đợi điều gì, họ quan tâm đến vấn đề nào hay nói cách khác, điều gì ẩn chứa đằng sau các từ khoá.

Thay vì tập trung vào các từ khoá tìm kiếm chung chung liên quan đến doanh nghiệp của bạn, hãy đào sâu hơn vào các từ khóa đuôi dài (Long-tail Keyword) nơi thường thể hiện rõ nét hơn về những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.

2. Xem xét đến yếu tố con người.

Dù bạn là Content Marketer hay một SEOer, bạn cần hiểu rằng đối tượng mục tiêu cuối cùng của bạn không phải là công cụ tìm kiếm mà là khách hàng, những con người thực.

Các công cụ tìm kiếm như Google cũng đang thay đổi để đánh giá nội dung theo hướng tự nhiên và ưu tiên người dùng nhiều hơn.

Việc cố tình nhồi nhét từ khoá vừa đi ngược lại với hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm vừa là cách khiến khách hàng rời đi khi họ không tìm thấy những thứ họ cần sau khi truy cập.

Đó là lý do tại sao mặc dù việc làm SEO nghe tưởng chừng như là thứ gì đó liên quan đến thuật toán hay bộ máy, sự thật là bạn cần quan tâm đến người dùng đầu tiên.

Với Google, đằng sau các từ khoá giờ đây không chỉ còn là từ khoá đơn thuần mà còn là những nội dung liên quan đến từ khoá đó.

Việc hiểu các ý định đằng sau các từ khoá (Search Intent) theo đó cũng là nơi thể hiện sự khác biệt giữa các website với nhau.

3. Sử dụng từ khóa lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI).

Google sử dụng một hệ thống được gọi là Latent Semantic Indexing, tạm hiểu là lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (ngầm) để xác định mối quan hệ giữa các từ khác nhau.

Hệ thống sử dụng các mối quan hệ này để xác định ý định của người tìm kiếm, và từ đó “trả về” các nội dung liên quan nhất.

Là một người làm Content Marketing, bạn có thể kết hợp các từ khóa LSI – về cơ bản là các từ khóa liên quan đến từ khóa SEO của bạn – vào nội dung của bạn để giúp Google dễ dàng hiểu mục đích và giá trị của bài viết của bạn đối với người tìm kiếm.

4. Biến từ khóa trở thành một phần trong kế hoạch hoạch định nội dung của thương hiệu.

Một khi bạn đã thu thập vô số các từ khoá liên quan, cả các từ khoá chính lẫn các từ khoá LSI, bạn sẽ thấy rằng, bạn cần nhiều hơn các nội dung liên quan đến các từ khoá đó.

Việc bạn cần làm là đưa các từ khoá này vào các bản kế hoạch xây dựng nội dung tổng thể.

Các từ khóa khi này cũng đóng vai trò là “kim chỉ nam” để các đội nhóm phát triển nội dung “động não”.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng là:

  • Mọi người đang tìm kiếm điều gì?
  • Ý định của họ là gì?
  • Họ quan tâm đến điều gì?
  • Nhu cầu của họ là gì?
  • Họ đang cảm thấy như thế nào?

Các nội dung được xây dựng sau đó đều dựa trên các thông tin hay từ khoá này.

5. Tối ưu hóa nội dung dựa trên người dùng (hay khách hàng mục tiêu).

Nếu bạn làm SEO, bạn có thể đã nghe thấy thuật ngữ Onpage SEO, công việc mà bạn cần làm là đưa các từ khoá vào những nơi liên quan bao gồm:

  • Thẻ tiêu đề (Title tags).
  • Mô tả meta (Meta descriptions).
  • Thuộc tính thẻ thay thế (Alt tags).
  • Nội dung chính (Body Content).

Những thứ này về bản chất vẫn là cung cấp thông tin cho bộ máy tìm kiếm, với tư cách là một Content Marketer, bạn cần ưu tiên trải nghiệm hay giá trị của nội dung cho người dùng hay chính là khách hàng tiềm năng của bạn.

Cách tốt nhất để làm điều đó không phải là lạm dụng từ khoá, điều mà không ít các SEOer vẫn thường làm, mà là lấp đầy bằng các nội dung liên quan đến nhu cầu hay kỳ vọng của người tìm kiếm.

Khi các thuật toán tìm kiếm tiếp tục được cải thiện, ranh giới giữa SEO và Content Marketing ngày càng trở nên mờ nhạt hơn và hướng đến người dùng nhiều hơn.

Một lần nữa, là một Marketer, đối tượng bạn cần quan tâm nhiều nhất là khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …