Skip to main content

Một vài mẹo nhỏ để xây dựng các nội dung có tính thẩm quyền cao

15 Tháng Sáu, 2022

Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi khách hàng có nhiều lựa chọn tiêu thụ nội dung hơn và ít tin tưởng vào thương hiệu hơn, những nội dung có tính thẩm quyền (Authoritative Content) cao là chìa khoá khi xây dựng nội dung.

Những nội dung có tính thẩm quyền cao không chỉ giúp website của thương hiệu có thứ hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm (SEO), mà còn giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng khi những nội dung mà thương hiệu cung cấp chính là những gì họ cần.

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà các nhà marketer có thể tham khảo.

Advertisement

1. Tập trung vào chiều sâu thay vì chiều rộng.

Bạn có thể phân chia các Trang thành 3 cấp độ.

  • Các Trang cấp cao nhất: Những trang này hoạt động như một tập hợp các bản tóm tắt cho các hướng dẫn cụ thể và được liên kết với các Trang cấp trung bình để phân tích sâu hơn về nội dung.
  • Các Trang cấp trung bình: Các trang này đi sâu về các trường hợp sử dụng hoặc loại sản phẩm cụ thể.
  • Nội dung hỗ trợ: Bao gồm các bài đăng trên blog, hướng dẫn và tin tức.

2. Xây dựng tính có thẩm quyền theo chuyên đề.

Ví dụ, Marketing là một trong những Trang chủ đề của MarketingTrips và từ chủ đề này, MarketingTrips không ngừng cập nhật các bài viết liên quan khác như Inbound Marketing là gì hay Viral Marketing là gì nhằm mục tiêu thể hiện MarketingTrips là Trang có thầm quyền về chủ đề Marketing.

3. Nội dung có mục đích.

Theo định nghĩa của Google, mỗi trang (webpage) phải có mục đích là có lợi hoặc hữu ích cho người dùng khi họ truy cập.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để kiểm tra điều này.

Advertisement
  • Mục đích chính của bất kỳ trang nhất định nào trên trang web của bạn là gì?
  • Bạn mong đợi ai sẽ là người ở trên trang này?
  • Họ đang tìm kiếm điều gì khi đến đó?
  • Họ mong đợi xem nội dung được định dạng như thế nào?

4. Trình bày nội dung theo cách hữu ích nhất.

Với tư cách là những content marketer, bạn nên cung cấp cho người dùng những trải nghiệm nội dung tiện và tốt nhất.

Có 2 nhóm nội dung chính trong một bài viết cụ thể:

  • Nội dung chính: Chính là những phần thông tin chính mà người dùng cần khi truy cập vào một trang cụ thể. Đây có thể là văn bản, hình ảnh, video hoặc các tiêu đề chính giúp người dùng hiểu được đâu là những thứ họ sẽ được đọc trong bài.
  • Nội dung bổ sung. Là những nội dung giúp các nội dung chính trở nên rõ nghĩa hơn. Những nội dung bổ sung không nên làm người dùng phân tâm ra khỏi nội dung chính.

5. Chứng minh E-A-T của bạn.

Đối với hầu hết những bạn làm SEO, E-A-T là thuật ngữ khá quen thuôc dùng để chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nội dung của thương hiệu.

E – Expertise (Tính có chuyên môn).

Với các nội dung bạn viết, bạn cần thể hiện rằng bạn là người có chuyên môn (cao) trong lĩnh vực hay chủ đề đó.

Advertisement

Chẳng hạn nếu bạn đang viết một bài viết về chủ đề Digital Marketer, bạn phải là người có kiến thức và trải nghiệm về Digital Marketing và Marketing thay vì bạn là một người làm SEO hay Quảng cáo đơn thuần.

A – Authoritativeness (Tính có thẩm quyền).

Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể khác nhau mà tính có thẩm quyền có thể mang những ý nghĩa khác nhau.

Tính có thầm quyền có thể được hiểu là quyền lực hay danh tiếng của một website hay tổ chức nhất định.

Ví dụ nếu bạn thấy MarketingTrips đăng một bài viết nào đó về chủ đề Marketing, Thương hiệu hay Chiến lược…bạn tin rằng MarketingTrips là nơi (nguồn) có khả năng viết các chủ đề về nội dung này.

Advertisement

Ngược lại, nếu nó được chia sẻ từ một website không có danh tiếng hay liên quan đến chủ đề đang đề cập, bạn có thể hiểu website đó không đủ thầm quyền.

T – Trustworthiness (Tính đáng tin cậy).

Đáng tin cậy đơn giản là những nội dung bạn cung cấp được người dùng tin tưởng và đánh giá cao vì tính chính xác và phù hợp của nó.

Ví dụ nếu website bạn được quản lý bởi một tổ chức (hoặc cá nhân) lớn và có uy tín, hay đơn giản là nội dung trên website được cập nhật liên tục qua các ngày, tháng, năm cũng như nhận được nhiều người trong ngành quan tâm, những nội dung đó đáng tin cậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement