Các doanh nghiệp cần làm gì trong thời điểm vàng của thương mại điện tử
Theo các số liệu nghiên cứu từ Statista, thị trường thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu sẽ có giá trị khoảng hơn 5000 tỷ USD vào năm 2022. Con số này được dự báo sẽ tăng 50% trong 4 năm tới, đạt khoảng 7500 tỷ USD vào năm 2025.
Trong bối cảnh khi thương mại điện tử (eCommerce) đang phát triển với tốc độ đến chóng mặt, một câu hỏi được đặt ra là các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện đang làm gì để có thể thích ứng với tình hình mới?
Hướng đến mục tiêu đơn giản hoá quá trình vận hành kinh doanh, làm trung gian kết nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, Abaha là doanh nghiệp với hệ sinh thái ứng dụng di động (mobile app) cho cả các mô hình kinh doanh B2B lẫn B2C.
Abaha – Startup công nghệ tiềm năng trong “thời kỳ vàng” của thương mại điện tử.
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử (TMĐT), Abaha tạo ra các mô hình kinh doanh TMĐT trên mobile app mang thương hiệu riêng cho từng doanh nghiệp (private mobile app), một giải pháp số mang tầm chiến lược dài hạn và bền vững.
Thương mại điện tử phát triển song hành cùng công nghệ.
Trong 2 năm dịch Covid-19 diễn ra, nền kinh tế chững lại nhưng cũng có những lĩnh vực đi ngược dòng chảy, phát triển vượt bậc, và thương mại điện tử là một trong số đó.
Tác động của dịch bệnh khiến người tiêu dùng chuyển qua mua hàng online, thúc đẩy ngành này tăng trưởng một cách vượt bậc.
Thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số (Digital Economy).
Người dân ưa chuộng mua hàng online, những sàn thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng lớn tấp nập người mua kẻ bán, các ứng dụng công nghệ trở nên phổ biến hơn đối với tất cả mọi người.
Cùng với đó, chuyển đổi số là điều tất yếu mà các doanh nghiệp phải trải qua.
Theo số liệu của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của năm 2020 – 2021 đạt 17%/năm, đạt tổng doanh thu 13,7 tỷ USD và chiếm 7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2021.
Mặt khác theo báo cáo mới nhất của Statista, doanh thu thị trường thương mại điện tử theo mô hình B2C tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 16,48%, đạt 14,8 tỷ USD và mô hình B2B dự báo đạt 80 tỷ USD trong năm 2022.
Với thế mạnh dân số trẻ, người dùng smartphone chiếm 71%, xu hướng tiêu dùng online tăng trưởng cực nhanh, thị trường TMĐT tại Việt Nam đang là miền đất hứa cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nói riêng.
Một trong số này là Abaha, startup tiên phong trong lĩnh vực cung cấp app TMĐT trên smartphone.
Cơ hội và thách thức đối với các startup công nghệ.
Sự chuyển đổi nhanh chóng này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các start-up như Abaha. Thị trường thay đổi, cuộc đua công nghệ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều.
Nếu không có gì nổi bật, doanh nghiệp bị nhấn chìm trong thị trường đầy rẫy đối thủ tiềm năng khác. Mặt khác, một dự án mới mẻ luôn cần nhiều nỗ lực để khẳng định vị thế và giải pháp tốt chuyển đổi số với các doanh nghiệp.
Để tạo sự khác biệt, Abaha xây dựng các mô hình kinh doanh TMĐT sẵn trên mobile app cùng kho tính năng (modules) đa dạng phù hợp với nhiều doanh nghiệp.
Các khách hàng của Abaha sẽ dựa vào những tính năng, mô hình sẵn có để tạo nên một ứng dụng tương thích với đặc điểm hoạt động riêng của mình.
Đồng thời, những tính năng này cũng có thể linh hoạt cập nhật, bổ sung thêm khi mở rộng kinh doanh, xây dựng thương hiệu khác biệt, vừa bán hàng, chăm sóc khách hàng, tăng phạm vi kinh doanh, tối ưu chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh, tăng trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp.
Đại diện Abaha cho biết, chuyển đổi số cũng giống như một cuộc cách mạng văn hóa, vấn đề không ở công nghệ, vấn đề ở tư duy.
Trong đó các doanh nghiệp không chỉ đấu với nhau mà còn phải chống lại những cái cũ, chống lại những thói quen khó thay đổi của khách hàng.
Công nghệ hiện đại thật sự giúp ích cho sự phát triển của đời sống con người, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận những cái mới, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu.
Đổi mới, sáng tạo là điều bắt buộc, trong thời kỳ 4.0, tốc độ thay đổi và phát triển diễn ra rất nhanh, nếu không nắm bắt, doanh nghiệp đó sẽ chậm lại (Thời đại cá nhanh nuốt cá chậm, không phải cá lớn nuốt cá bé).
Để lợi ích của công nghệ trong việc thúc đẩy kinh doanh được phổ biến hơn, Abaha đang tích cực thực hiện các chiến lược giáo dục khách hàng (Educate Consumers). Phát triển thương mại điện tử không thể tách rời cùng hạ tầng công nghệ thông tin.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường, quy mô doanh nghiệp sẽ lớn dần và nhất thiết cần sử dụng các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ.
Abaha tin rằng các mô hình kinh doanh mà mình xây dựng có thể mang đến lợi ích kinh tế thiết thực cho các doanh nghiệp.
Các ứng dụng của Abaha hướng đến sự tiện lợi và hiệu quả tối ưu, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực, đồng bộ hóa quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh…
Điều Abaha mong muốn là xây dựng một hệ sinh thái công nghệ vững chắc cung cấp đa dạng dịch vụ, là nền tảng cần thiết gắn liền với nền kinh tế Việt khi bước vào kỷ nguyên số.
Điều này không thể một sớm một chiều, và đòi hỏi nhiều nỗ lực, tâm huyết của tất cả đội ngũ. Tuy khó khăn nhưng tiềm năng phát triển của startup này là vô cùng rộng mở. Mới đây, Abaha đã nhận được một nguồn vốn đầu tư từ một quỹ công nghệ uy tín trong nước.
Đây được xem như là một thành công bước đầu, cũng như là cơ hội và động lực để Abaha tiếp tục chinh phục những cột mốc mới.
[ Về Abaha: CÔNG TY CỔ PHẦN ABAHA TOÀN CẦU
Địa chỉ: Tầng 4, số 47 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Email: contact@abaha.vn
Website: https://abaha.vn ]
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen