e-Conomy SEA 2021: Kỷ nguyên số của Đông Nam Á
Với khoảng 589 triệu người ở Đông Nam Á (SEA) ở thời điểm hiện tại, một kỷ nguyên mới đang xuất hiện. Nền kinh tế số của khu vực đang chuyển từ khả năng phục hồi sang hồi sinh và được dự đoán sẽ đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) 1000 tỷ đô la vào năm 2030.
Mới đây nhất, bản báo cáo chi tiết về tình hình và cơ hội phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) của khu vực e-Conomy SEA 2021 được đóng góp bởi Google, Temasek và Bain & Company đã được xuất bản.
Báo cáo là nghiên cứu và phân tích sâu rộng cho thấy rằng sự thay đổi do đại dịch trong hành vi của người tiêu dùng dự kiến sẽ có tác động lâu dài đến các động lực tăng trưởng chính trong nền kinh tế internet như: thương mại điện tử (eCommerce), thực phẩm và vận tải, online media, du lịch trực tuyến và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (digital financial).
Để mở ra các cơ hội phát triển kinh doanh mới, các thương hiệu cần biết và làm những gì để đáp ứng kỳ vọng và gia tăng sự hài lòng của người tiêu dùng.
Đồng thời, nền kinh tế mới này có ý nghĩa như thế nào đối với các thương hiệu và những người làm marketing. Tất cả đều sẽ được tiết lộ.
Dưới đây là một số nội dung chính của báo cáo.
Tiêu dùng các dịch vụ kỹ thuật số là một lối sống mới và sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Tại Đông Nam Á vào năm 2021, không chỉ có số lượng tăng lên về người dùng internet mới, số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers), hay những người dùng đã trả phí cho một dịch vụ trực tuyến, cũng tăng lên.
Trước hết, khu vực này đã có thêm 40 triệu người dùng internet mới trong 2021, đưa mức độ thâm nhập internet của khu vực lên con số 75%.
Ngoài ra, 60 triệu người bắt đầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số sau đại dịch và khoảng 1/3 trong số họ thực hiện lần đầu vào năm 2021.
Hơn nữa, việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số vẫn tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021, từ các dịch vụ về thương mại điện tử đến giao đồ ăn và gọi xe.
Phần trăm người dùng internet trên các dịch vụ kỹ thuật số.
Ngoài việc tiếp tục thích nghi với các dịch vụ kỹ thuật số, người tiêu dùng ngày càng sử dụng chúng nhiều hơn. Trung bình, họ đã mua nhiều hơn gần 4 dịch vụ kỹ thuật số so với mức tiêu dùng trước đại dịch.
Tần suất sử dụng và chi tiêu của họ trên các dịch vụ kỹ thuật số cũng đang tăng lên, đặc biệt là đối với các dịch vụ như hàng tạp hóa và giao đồ ăn.
6/10 người dùng hiện tại của cả hai dịch vụ kỹ thuật số này đã tăng chi tiêu và tần suất sử dụng kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Theo các nhà phân tích, việc tiêu thụ các dịch vụ kỹ thuật số là một lối sống mới và nó đang được kỳ vọng là sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thập kỷ kỹ thuật số sắp tới.
Đến thời điểm hiện tại, có 80% người tiêu dùng kỹ thuật số trong khu vực hài lòng với các dịch vụ kỹ thuật số hiện có, 9 trong số 10 người tiêu dùng mới bắt đầu sử dụng dịch vụ kỹ thuật số vào năm 2020.
Các thương hiệu nên phải làm gì để có thể phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ kỹ thuật số này.
Khi việc tiêu dùng các dịch vụ kỹ thuật số trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, người tiêu dùng kỹ thuật số đang kỳ vọng nhiều hơn khi quyết định số tiền mà họ sẽ chi tiêu và thương hiệu họ lựa chọn.
Theo nghiên cứu từ báo cáo, có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, điều sẽ quyết định việc họ sẽ ở lại với một thương hiệu nào đó hay chuyển sang một thương hiệu thay thế:
- Nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều phân loại hơn.
- Giá cả cạnh tranh.
- Trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
- Sự tiện lợi trong quá trình mua hàng.
- Nhiều tuỳ chọn thanh toán.
Các thương hiệu cần lưu ý rằng, sự hài lòng của khách hàng tăng lên có tác động tích cực đến mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng.
Ví dụ: những người hài lòng với dịch vụ gọi xe chi tiêu nhiều hơn 70% cho mỗi giao dịch, so với những người trung lập hoặc tỏ ra không hài lòng.
Vài lời khuyên cho các marketer.
Các thương hiệu muốn phát triển mạnh trong thập kỷ kỹ thuật số mới này phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng kỹ thuật số để từ đó giữ chân và tăng lòng trung thành của họ với thương hiệu.
Dưới đây là 4 bí kíp nhỏ về cách “chiến thắng” người tiêu dùng kỹ thuật số và khiến họ trở thành người ủng hộ của thương hiệu.
- Giúp cuộc sống của những người tiêu dùng kỹ thuật số mới và hiện tại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Trong số những người có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số, hơn 50% nói rằng họ thực hiện điều này bởi vì nó đã giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn hoặc thuận tiện hơn. Một trải nghiệm khách hàng trực tuyến và ngoại tuyến liền mạch là cách mà các dịch vụ kỹ thuật số có thể cung cấp cho người dùng của họ.
- Làm cho các ứng dụng (app) hoặc website của thương hiệu trở nên thân thiện hơn với người dùng để họ có thể dễ dàng tìm và mua những gì họ cần. Cung cấp các thông tin mô tả chi tiết về sản phẩm và dịch vụ, hiển thị rõ ràng các tùy chọn giao hàng và thanh toán, đồng thời hiển thị các chi phí phát sinh nếu có.
- Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán kỹ thuật số hoặc cho vay kỹ thuật số, chẳng hạn như ví điện tử mua trước trả sau (BNPL). Mọi người trong khu vực đang muốn tiếp cận các dịch vụ thanh toán khác nhau và BNPL là một lựa chọn cho vay kỹ thuật số phổ biến dành cho những người tiêu dùng ít sử dụng ngân hàng hoặc không có thẻ tín dụng.
- Thường xuyên thăm hỏi người tiêu dùng kỹ thuật số về trải nghiệm của họ trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Điều này sẽ giúp thương hiệu xác định nhu cầu của họ, các phạm vi cần cải thiện và giải quyết bất kỳ điểm khó khăn nào của họ.
Các phân khúc tiêu dùng chính trong khu vực đang dịch chuyển như thế nào.
Thương mại điện tử vẫn là phân khúc dẫn đầu, với GMV tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, từ 74 tỷ USD vào năm 2020 lên 120 tỷ USD vào năm 2021. Giao đồ ăn (Food delivery) và Online Media là hai dịch vụ kỹ thuật số tăng trưởng ấn tượng khác.
Động lực tăng trưởng của nền kinh tế Internet Đông Nam Á.
Dưới đây là những gì cho thấy tiềm năng phát triển của thương mại điện tử, giao đồ ăn và video trực tuyến và tại sao nó lại có ý nghĩa đối với các nhà tiếp thị.
Thương mại điện tử (eCommerce).
Thương mại điện tử vẫn tiếp tục chiếm phần lớn sự tăng trưởng của thị trường vào năm 2021 và được dự báo sẽ chiếm hơn 2/3 GMV của khu vực vào năm 2030.
Không chỉ ở các khu vực thành thị, với khu vực nông thôn, gần 50% chi tiêu bán lẻ sẽ diễn ra trực tuyến, so với mức chỉ khoảng 10% hiện nay.
Sự tăng trưởng này một phần được thúc đẩy nhờ vào sự phổ biến của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số như ví điện tử và dịch vụ mua trước trả sau BNPL, khi có không ít người tiêu dùng hiện vẫn còn hạn chế trong việc thanh toán qua ngân hàng hay các dịch vụ thẻ.
Hàng tạp hóa số (E-grocery) là một phân ngành có tiềm năng đáng kể khác để các thương hiệu có thể cân nhắc và dịch chuyển. Hàng tạp hóa hiện chiếm hơn 50% tổng chi tiêu bán lẻ trong khu vực, nhưng thị phần trực tuyến tổng thể của danh mục này vẫn đang ở mức rất thấp với chỉ khoảng 2%.
Nếu mức độ thâm nhập thị trường đạt khoảng 10 đến 20% vào năm 2030, lĩnh vực này có khả năng phát triển với quy mô bằng toàn bộ thị trường thương mại điện tử hiện nay.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà tiếp thị: Khi khả năng thâm nhập thị trường tăng lên, điều quan trọng không chỉ là khả năng thu hút người dùng mà còn là năng lực tăng mức độ gắn bó của người dùng và giá trị trên mỗi đơn hàng.
Với lĩnh vực hàng tạp hóa số (điện tử), việc cho người tiêu dùng thấy bạn nổi bật như thế nào so với các thương hiệu khác bằng các trải nghiệm khách hàng thuận tiện, liền mạch là một chìa khóa hết sức quan trọng.
Điều này bao gồm việc thương hiệu cần cung cấp các tùy chọn giao hàng nhanh hơn, chẳng hạn như giao hàng trong một giờ, hai giờ hoặc giao trong ngày đối với hàng thực phẩm tươi sống.
Thương hiệu cũng có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn khi mọi người có thể mua hàng trực tuyến và nhận hàng tại các cửa hàng.
Giao đồ ăn.
Giao đồ ăn cũng dịch vụ kỹ thuật số có mức tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2021. 70% người dùng internet trong khu vực hiện đã sử dụng dịch vụ này và 65% người tiêu dùng hiện tại đã tăng tần suất sử dụng chúng.
Nếu mức độ thâm nhập và tỷ trọng ví điện tử tiếp tục tăng lên, lĩnh vực thực phẩm và vận tải có thể đạt bằng quy mô của thị trường thương mại điện tử ngày nay.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà tiếp thị: Giao đồ năn là phân ngành có tính cạnh tranh cao, không chỉ vì nó là một dịch vụ có tính siêu địa phương (hyperlocal service) với các rào cản gia nhập tương đối thấp, mà còn vì dịch vụ này được coi là thiết yếu đối với các thương hiệu muốn tăng cường sự tương tác với người dùng.
63% người tiêu dùng kỹ thuật số cho biết rằng họ có khả năng chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn khác nếu họ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu tốt hơn.
Các dịch vụ đăng ký video.
Các dịch vụ xem video có đăng ký và trả phí (Subscription video), một phân ngành của ngành truyền thông trực tuyến, đang phát triển khá mạnh mẽ. Số lượng người dùng đăng ký đã tăng 30% từ năm 2020 đến năm 2021.
Điều này xảy ra nhờ khả năng truy cập internet và năng tiếp cận việc thanh toán kỹ thuật số ngày càng thuận tiện hơn.
Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà tiếp thị: Để thâm nhập sâu hơn vào thị trường đại chúng (mass market) và các khu vực khác ngoài thành phố lớn, nơi người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng thanh toán liên quan đến ngân hàng, thương hiệu sẽ cần cung cấp các tùy chọn thanh toán khác nhau, nhiều gói khác nhau.
Khi nền kinh tế internet của Đông Nam Á tiến tới mức GMV trị giá 1.000 tỷ đô la trong thập kỷ kỹ thuật số này, các thương hiệu cần đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng và mang lại sự hài lòng của họ ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng.
Để tìm hiểu thêm về các cơ hội kinh doanh tiềm năng cũng như các phân tích thị trường cụ thể theo khu vực và quốc gia, bạn có thể tải full bản báo cáo e-Conomy SEA 2021 tại: Link
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen