Skip to main content

Bệ phóng cho những ngày lễ hội mua sắm trực tuyến

18 Tháng Mười Một, 2021

Sức mua tăng mạnh trên các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada đã tạo đột phá doanh thu cho các đơn vị bán hàng trong ngày lễ hội mua sắm.

Source: Best Product

Ngày độc thân 11/11 là ngày lễ tự phát xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Từ một dịp để những người trẻ thả ga mua sắm, trào lưu này đã nhanh chóng lan tỏa khắp khu vực, biến thành Lễ hội giảm giá với những ưu đãi lớn nhất hàng năm.

Chỉ riêng trong năm 2020, Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã đón nhận 250.000 thương hiệu trong Lễ hội 11/11, thu về hơn 2,32 tỉ đơn hàng phân phối.

Xu hướng này nhanh chóng phủ sóng khắp Đông Nam Á trong những năm gần đây, biến 11/11 trở thành một trong những động lực mang lại doanh thu lớn nhất cho hàng nghìn thương hiệu trên thị trường. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.

Advertisement

Sức mua tăng mạnh tạo đột phá doanh thu cho các nhà bán hàng trong ngày 11/11 “siêu sale”. Một nhà bán hàng kinh doanh thiết bị và linh kiện điện tử trên Shopee đã đạt doanh thu hơn 1,3 tỉ đồng trong 2 giờ đầu tiên mở bán.

Tương tự, sàn Lazada cũng ghi nhận doanh thu toàn sàn và số lượng đơn hàng tăng gần gấp đôi trong những giờ mở bán đầu tiên.

Đại diện Lazada cho biết người tiêu dùng hướng tới việc chi tiêu thông minh thông qua việc áp dụng các chương trình khuyến mãi và các ưu đãi, như có đến 55% khách hàng trên sàn sử dụng voucher tích lũy.

Sàn này cũng ghi nhận đơn hàng giá trị lớn nhất lên đến gần 110 triệu đồng, có giỏ hàng lên đến 40 sản phẩm. Đáng chú ý, phương thức thanh toán không tiền mặt lên ngôi, gia tăng gấp 2 lần.

Advertisement

Tại Tiki, lượng truy cập và số lượng đơn hàng cũng đã tăng gần gấp 2 lần so với dịp sale lớn vào tháng trước đó và gấp gần 10 lần so với ngày bình thường. Điều này cho thấy nhu cầu mua sắm của người dân đã bắt đầu có tín hiệu phục hồi trở lại.

“Lợi nhuận thu về từ lễ hội 11/11 thực sự ấn tượng, nhưng để tối đa hóa doanh số và đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua khổng lồ của khách hàng trong lễ hội mua sắm này thì các thương hiệu và doanh nghiệp cần lập kế hoạch và có sự chuẩn bị tỉ mỉ”, ông Andrew Maher – Giám đốc TMX Việt Nam cho biết.

“Mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh cần được lên phương án cẩn trọng, từ tiếp thị, quảng cáo, quản lý hàng tồn kho, cho đến đổi mới dịch vụ và quan trọng nhất là hậu cần vận chuyển để đảm bảo mọi đơn hàng đều được giao tận tay người tiêu dùng đúng hạn”.

Để tận dụng tối đa tiềm lực của sự kiện mua sắm đáng mong đợi này, cần có những nhân tố then chốt và kinh nghiệm để triển khai.

Advertisement

Để chuẩn bị cho những ngày này, các thương hiệu đã lên kế hoạch cho hoạt động tiếp thị trước vài tháng để tăng tối đa doanh số bán hàng trong thời gian diễn ra sự kiện. Quảng cáo trực tuyến, ưu đãi trong ứng dụng và mở đơn đặt hàng sớm nên được bắt đầu trước hai tuần hoặc một tháng trên các sàn thương mại điện tử.

Tiếp thị đa kênh cũng là một phương pháp hữu ích để tiếp cận khách hàng với quy mô rộng hơn. Ngoài quảng cáo trực tuyến, các thương hiệu đã tận dụng phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Tại thời điểm này năm 2020, chiến dịch truyền thông của Lazada đã tiếp cận và tạo độ lan tỏa tới hơn 8,6 triệu người. Đồng thời, Shopee cũng thành công rực rỡ với chiến lược tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng khi thu hút 222.156 lượt thích, 3.540 lượt chia sẻ và 12.972 lượt bình luận trên các phương tiện truyền thông xã hội trong sự kiện.

Dựa trên các phân tích, quan sát về xu hướng mặt hàng bán chạy từ các sự kiện trước đó, hãy đảm bảo lượng hàng trong kho đầy đủ để chuẩn bị cho Lễ hội 11/11.

Advertisement

Vào năm 2020, một thương hiệu mỹ phẩm đã bán được 16.000 chai tẩy trang chỉ trong 8 giờ diễn ra một đợt flash sale thông thường – cao gấp 10 lần so với ngày thường. Minh chứng này khẳng định nhu cầu của người tiêu dùng cao hơn đáng kể đối với các sản phẩm trong sự kiện mua sắm lớn.

Thực tế, hầu hết người tiêu dùng sẽ chủ động ghé thăm các cửa hàng trực tuyến – từ trang web của thương hiệu, cửa hàng trên mạng xã hội hay gian hàng chính thức tại sàn TMĐT. Việc tiếp xúc với các thương hiệu và sản phẩm nhiều hơn trong ngày này sẽ là lợi thế giúp nhãn hàng giới thiệu và thúc đẩy doanh số cho các sản phẩm mới.

Trong những năm gần đây, sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada đã đưa ra một thuật ngữ mới mang tên “Shoppertainment” (sự kết hợp giữa mua sắm và giải trí) và phát huy tối đa chiến lược này trong Lễ hội 11/11.

Theo đó, hàng loạt hoạt động tương tác sẽ diễn ra như livestream các buổi biểu diễn trực tuyến của người nổi tiếng, mời người tiêu dùng chơi trò chơi để giành được ưu đãi hoặc thu thập phiếu thưởng – tất cả diễn ra trên nền tảng TMĐT, giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Advertisement

Bên cạnh đó, tích hợp một hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) hiệu quả là nhân tố quan trọng để xử lý đơn hàng và quản lý hậu cần vận tải thành công.

Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp hậu cần cùng với sự bùng nổ của thị trường TMĐT, nhu cầu trang bị công nghệ ổn định và đáng tin cậy như hệ thống quản lý đơn hàng OMS hay hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP sẽ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần quản lý để tất cả dịch vụ công nghệ được sử dụng tích hợp và liền mạch với nhau trong chuỗi cung ứng, đảm bảo rằng không có đơn đặt hàng nào bị bỏ sót, tất cả các khoản thanh toán đều được xử lý đúng cách và hàng tồn kho được quản lý chính xác.

Đặc biệt, đằng sau mỗi lễ hội mua sắm lớn là một dịch vụ hậu cần chu đáo và đáng tin cậy. Khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào công nghệ để mua sắm trực tuyến, kỳ vọng của họ về trải nghiệm mua sắm chất lượng sẽ tăng cao hơn.

Advertisement

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ mong muốn nhận sản phẩm trong tình trạng nguyên vẹn, mà còn muốn hàng được giao đến tận tay họ một cách nhanh nhất.

Kỳ vọng ngày càng tăng cao về thời gian giao hàng đã mở đường cho sự phát triển của các dịch vụ giao hàng trong ngày hay giao nhanh 24 giờ. Trái lại, nỗi thất vọng của khách hàng sẽ trở nên lớn hơn khi sản phẩm không được giao đúng thời gian mong đợi.

Do đó, các doanh nghiệp, tập đoàn cần xây dựng chiến lược hậu cần hợp lý và hệ thống kho bãi hiệu quả để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển liền mạch và không xảy ra trục trặc nào trong suốt quá trình giao hàng.

Sử dụng các công nghệ hiện đại như tự động hóa, hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS) là những giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp giải bài toán vận chuyển, mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement