Google: 4 xu hướng trong thời đại Covid sẽ ảnh hưởng lâu dài đến những trải nghiệm của khách hàng
Covid-19 vẫn còn đó và mặc dù nó có thể sớm qua đi nhưng những ảnh hưởng của nó đến cách người dùng trải nghiệm và mua sắm sản phẩm thì có lẽ sẽ không bao giờ quay lại như trước.
Dưới đây là chia sẻ trực tiếp từ Ông Marvin Chow, phó chủ tịch phụ trách marketing và Bà Kate Standford, giám đốc phụ trách mảng quảng cáo tại Google.
Covid-19 đã ảnh hưởng đến cách chúng ta thể hiện bản thân và cách chúng ta tiêu thụ mọi thứ, từ nội dung đến sản phẩm. Khi mọi người đang tìm cách thích nghi với những thay đổi này, các doanh nghiệp cũng không là ngoại lệ.
Các thương hiệu phải sáng tạo và tìm ra những cách mới có ý nghĩa hơn để kết nối với người tiêu dùng. Và đó thực sự là điều thú vị nhất.
Dưới đây là 04 xu hướng về cả B2C lẫn B2B.
Mọi người sẽ kỳ vọng những trải nghiệm mua sắm có liên quan và hữu ích hơn nữa.
Sự tăng tốc trong việc áp dụng kỹ thuật số, đặc biệt là thương mại điện tử, là một trong những xu hướng rõ ràng và dễ hiểu nhất do đại dịch gây ra.
Các dữ liệu tìm kiếm năm 2020 tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) cho chúng ta thấy rằng có một sự kỳ vọng đang được tăng cao do sự thích nghi ngày càng tăng của yếu tố kỹ thuât số.
Người tiêu dùng mong đợi thương hiệu sẽ trở nên phù hợp hơn với cuộc sống của họ chứ không phải là điều ngược lại. Điều này có nghĩa là các thương hiệu cần tập trung nhiều hơn nữa vào những trải nghiệm mua sắm liền mạch, nâng cao và điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh của từng cá nhân.
Mặc dù sự tăng tốc của thương mại điện tử đã diễn ra một cách mạnh mẽ, nhưng mức độ mở rộng của quá trình chuyển đổi mua sắm (shopping transformation) sẽ lớn hơn nhiều.
Hãy nghĩ về tất cả những thứ từ trực tuyến đến ngoại tuyến – cho dù đó là thanh toán không tiếp xúc hay những trải nghiệm đắm chìm trong việc thử như hình dung ra một màu son phù hợp với từng loại da của bạn.
Thời gian ở nhà kéo dài của chúng ta đã giúp chúng ta mở rộng tầm mắt về giá trị của loại không gian hỗn hợp mới này. Một số nhà quan sát gọi nó là phygital retail – sự kết hợp giữa bán lẻ vật lý (physical) và bán lẻ kỹ thuật số (digital).
Việc giới thiệu cho nhiều người tiêu dùng hơn biết về lợi ích của những trải nghiệm này đang làm thay đổi hành vi của họ và quan trọng hơn là kỳ vọng của họ.
Theo môt nghiên cứu mới nhất từ CSA Research cho thấy rằng có 75% người mua sắm trực tuyến thích mua các sản phẩm có thông tin bằng ngôn ngữ ‘mẹ đẻ’ của họ.
Người tiêu dùng sẽ sử dụng cả yếu tố ý thức cá nhân và ý thức tập thể trong mua sắm.
Với những hạn chế về đi lại, quy định về nơi ở tại chỗ và các nguyên tắc về khoảng cách vật lý, chúng ta đã được nâng cao nhận thức về giá trị của các cộng đồng địa phương.
Trong báo cáo các tìm kiếm hàng đầu trong năm 2020 của AUNZ, doanh số bán hàng trực tuyến trong nước ở New Zealand đã tăng 53%, trong khi doanh số bán hàng quốc tế giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, số lượt tìm kiếm mua hàng địa phương ở Úc đã tăng lên hơn 90%, hơn 84% người Úc đồng ý rằng các sản phẩm địa phương có chất lượng cao và 83% nói rằng họ sẽ chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu Úc.
Bên cạnh đó, các tìm kiếm về “hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương” cũng đã tăng hơn 20.000% trên toàn cầu so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Việt Nam, lượt tìm kiếm các từ khoá về “quyên góp ủng hộ” đã tăng gấp đôi; ở Singapore, cụm từ “donate” (ủng hộ) cũng tăng hơn 40% và “công việc tình nguyện” tăng hơn 100%.
Sau đại dịch, người tiêu dùng sẽ tìm cách để kết nối nhiều hơn với cộng đồng của họ và quan tâm hơn đến việc họ đóng vai trò như thế nào trong cộng đồng đó.
Điều này có nghĩa là các thương hiệu sẽ buộc phải kết nối ở một mức độ sâu hơn với những người tiêu dùng.
Tương tự như vậy, sự gia tăng của các cộng đồng ảo có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng, điều sẽ cho phép các thương hiệu tiếp cận tốt hơn các phân khúc của họ ở một cấp độ vi mô hơn.
Giá trị thương hiệu sẽ kết hợp với giá trị cá nhân để thúc đẩy quá trình mua sắm.
Đối với nhiều người trong chúng ta, thời gian sống cô lập kéo dài đã khiến chúng ta đắm chìm vào một tâm hồn sâu sắc hơn và thức tỉnh nhiều hơn.
Chúng ta buộc phải xem xét lại các nguyên tắc cơ bản của sự hạnh phúc, gia đình và cả yếu tố sức khỏe.
Các tìm kiếm trong năm 2020 cho chúng ta thấy rằng đang có một sự quan tâm lớn hơn đến các vấn đề môi trường. Tại Malaysia, số lượt tìm kiếm từ khóa “có thể tái sử dụng” tăng 65% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Philippines, lượt tìm kiếm về “bao bì thân thiện với môi trường” tăng 125% so với cùng kỳ năm trước.
Khái niệm mua theo niềm tin cũng cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố giá trị trong các quyết định tiêu dùng.
Để thích nghi được với các sự thay đổi này, các thương hiệu không nên chỉ nói về các giá trị của thương hiệu của họ mà còn phải tích hợp các giá trị đó vào các giá trị cá nhân của người tiêu dùng, chính là con người mà họ đang muốn trở thành.
Trải nghiệm tại nhà sẽ dẫn tới sự đồng cảm ở một cấp độ tiếp theo trong các hoạt động sáng tạo .
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta có thể kỳ vọng rằng các sản phẩm, dịch vụ và sự sáng tạo mà người tiêu dùng trải nghiệm sẽ thay đổi bởi vì những người phát triển nên chúng đã thay đổi.
Lý do là gì? Nó đơn giản là vì chúng ta đã ngừng “đi làm” và bắt đầu “mang công việc vào cuộc sống của chính mình”.
Khi các mô hình làm việc từ xa và kết hợp dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, chúng ta không thể quay ngược lại thời gian và thực tế chúng ta đang nhận thấy rằng các đồng nghiệp của mình đang ngày càng trở nên dễ tổn thương hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn.
Báo cáo tìm kiếm năm 2020 tại APAC cho chúng ta thấy rằng mọi người đang cân nhắc nhiều hơn cho người khác và đặt sức khỏe tinh thần lên vị trí trung tâm.
Tại một số thị trường ở Đông Nam Á, các tìm kiếm liên quan đến sức khỏe tinh thần như “cách chăm sóc sức khỏe tinh thần”, “mẹo về sức khỏe tinh thần” và “kiểm tra sức khỏe tinh thần” đã tăng lên hơn 40%.
Mọi người cũng đang cân nhắc và tìm cách giúp người khác nhiều hơn, cụm từ “cách giúp người bị trầm cảm” ở Philippines đã tăng lên 250% và các lượt tìm kiếm về “tuyển dụng người khuyết tật” đã tăng lên hơn 220% ở Úc.
Kết quả là chúng ta đang bước vào một khía cạnh mới của sự đồng cảm và tôn trọng nghề nghiệp cá nhân của mọi người.
Với tư cách là các doanh nhân và người làm marketing, điều này có nghĩa là người tiêu dùng của chúng ta đang trở nên sâu sắc hơn, suy nghĩ và cảm nhận thấu đáo hơn.
Bằng cách nắm bắt những điều này, chúng ta sẽ mở ra những ý tưởng mới mạnh mẽ hơn, cộng hưởng sâu sắc hơn với tính sáng tạo và cuối cùng là xây dựng các mối quan hệ có nhiều ý nghĩa hơn với khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen