Skip to main content

Lời khuyên cho các nhà bán lẻ trực tuyến trong năm 2021

5 Tháng Một, 2021

Thương mại điện tử chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng online tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới.

Năm 2020 đã đưa đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đại dịch Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung theo nhiều cách khác nhau.

Nhiều nhà bán hàng online đã phải đối mặt với sự đình trệ của chuỗi cung ứng, sự leo thang của chi phí vận chuyển, và sự dịch chuyển trong nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh doanh trực tuyến, bởi người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dịch sang hình thức mua sắm trên các trang thương mại điện tử.

Advertisement

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, Amazon đã đầu tư hơn 10 tỷ USD để giải quyết những vấn đề vận hành phát sinh liên quan tới đại dịch.

Amazon đã mở rộng diện tích cơ sở vật chất của mạng lưới logistics và hoàn thiện đơn hàng lên tới 50%, cũng như mở thêm hàng trăm trạm vận chuyển và trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên toàn thế giới.

Dù có thể tính những chi phí này thành các khoản tăng phí dịch vụ trong năm 2020, Amazon đã quyết định hỗ trợ 5 tỷ USD để san sẻ các khoản chi phí tăng thêm này với nhà bán hàng. Bước sang năm 2021, đại diện Amazon cho rằng có 3 điều các nhà bán hàng online cần chuẩn bị cho những thách thức sắp tới.

Nắm bắt cơ hội chuyển đổi số

Advertisement

Đại dịch đã thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong bối cảnh thế giới cũng đang chuyển dịch sang kỹ thuật số một cách nhanh chóng.

Điều này đã khiến các công ty thấy được tầm quan trọng và cấp thiết của các dịch vụ và kênh kỹ thuật số trong việc giảm thiểu tác động của đại dịch và tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh.

Thương mại điện tử xuyên biên giới chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới.

Amazon khuyến khích các nhà bán hàng khám phá thêm nhiều cơ hội thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới để xây dựng thương hiệu quốc tế.

Advertisement

Đồng thời, Amazon cũng cung cấp các chương trình và công cụ tiên tiến để hỗ trợ người bán hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số này.

Xây dựng danh mục sản phẩm dựa trên nhu cầu

Các nhà bán hàng cần thích nghi với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, tập trung vào những sản phẩm khách hàng thật sự cần, từ đó tiếp tục phát triển danh mục sản phẩm dựa trên phản hồi và đánh giá của người mua hàng.

Trong một thế giới nhiều biến động, chỉ có doanh nghiệp chú trọng tối ưu hóa năng lực của đội ngũ và linh hoạt thích ứng với sự thay đổi mới có thể đảm bảo tăng trưởng.

Advertisement

Những năng lực này có thể kể đến như: phân phối hợp lý nguồn lực và điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm, tối ưu hoá, thay đổi quy trình sản xuất hay thậm chí là ra mắt dòng sản phẩm mới một cách nhanh chóng, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu đáng tin cậy

Xây dựng thương hiệu và nguồn khách hàng trung thành là chìa khóa thành công khi kinh doanh TMĐT. Người bán hàng cần chú trọng nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, tiếp tục cải tiến và xây dựng một thương hiệu gây được tiếng vang và nhận được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn cầu.

Lợi thế của thương mại điện tử xuyên biên giới chính là mô hình kinh doanh với chi phí và mức độ rủi ro thấp, cùng với đó là cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn khách hàng trên toàn cầu và xây dựng thương hiệu quốc tế.

Advertisement

Vì thế, Amazon kỳ vọng người bán hàng sẽ tận dụng được những lợi thế này để tập trung xây dựng và vận hành thương hiệu, từ đó chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trên toàn cầu bằng thương hiệu uy tín và sản phẩm chất lượng cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo TheLeader

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement