Một số lỗi cần tránh khi xây dựng và thực thi chiến lược Digital Marketing
Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số từ lâu đã không còn là một thuật ngữ mới, tuy nhiên điều đó cũng không đồng nghĩa với việc các Marketer hiện đang xây dựng và thực thi nó một cách thành thạo, nhiều lỗi cơ bản vẫn đang xảy ra.
Với hầu hết các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp lớn hay công ty khởi nghiệp, Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số hiện đang là con đường tối ưu để tăng khả năng tiếp cận, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng mới.
Theo một nghiên cứu mới đây, 1/3 khách hàng khám phá các thương hiệu mới thông qua mạng xã hội, đối tượng khách hàng càng trẻ thì tỷ lệ này càng cao. Dữ liệu của Google cũng cho thấy 49% người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm sản phẩm mới.
Một khảo sát khác cũng cho thấy, hơn 80% người làm marketing hiện đang khai thác các hoạt động Digital Marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Mặc dù không còn là thuật ngữ mới, điều này không đồng nghĩa với việc các marketer đang thực thi Digital Marketing một cách đúng đắn, nhiều sai lầm cơ bản vẫn đang hiện hữu.
Dưới đây là một số sai lầm cơ bản phổ biến bạn có thể tham khảo (và tránh sai phạm).
1. Không xác định được chính xác đối tượng mục tiêu và nỗi đau của họ.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất đầu tiên thường thấy đó là các doanh nghiệp quá tập trung vào các chiến thuật hay kênh triển khai mà không có những ý định thực sự rõ ràng về đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thông thường, doanh nghiệp cho rằng khách hàng mục tiêu của họ là một nhóm người ở một độ tuổi nào đó và có khả năng sẽ mua sản phẩm của họ, đây thực sự là một tư duy sai lầm có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn rất nhiều ngân sách.
Doanh nghiệp nên hiểu rằng, để mua một sản phẩm hay để có thể được xem là khách hàng mục tiêu, độ tuổi hay khả năng có thể chi trả không phải là yếu tố quyết định, nhiều yếu tố khác như mối liên hệ với thương hiệu, các giải pháp của thương hiệu có thể giải quyết được một cách tối ưu nỗi đau của khách hàng và hơn thế nữa.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi cùng một sản phẩm có vô số các đối thủ hay nhà cung cấp khác nhau, việc có sản phẩm phù hợp với nhu cầu chưa hẳn là giúp doanh nghiệp bán được hàng mà sản phẩm đó có tối ưu hay không so với các đối thủ cùng phân khúc khác.
Giải pháp cho doanh nghiệp là hãy xây dựng bản mô tả chân dung khách hàng một cách chi tiết, cách các giải pháp của doanh nghiệp giải quyết tối ưu các nỗi đau của khách hàng và các chiến lược tiếp cận cho từng giải pháp đó.
2. Bỏ qua những điều cơ bản: Tối ưu website và nội dung trên website.
Một sai lầm nữa là trong khi doanh nghiệp quá chú trọng các yếu tố bên ngoài như kênh quảng cáo, chi phí quảng cáo hay phương án thử nghiệm và tối ưu quảng cáo mà quên đi gốc rễ của hầu hết các chiến dịch Digital Marketing đó là website hay landing page của thương hiệu, nơi khách hàng bắt đầu tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Dù là bạn đang làm Performance Marketing hay Brand Marketing, có đẩy trực tiếp người dùng về website hay không thì khách hàng vẫn phải trải qua quá trình truy cập nơi mà họ có thể kiểm chứng, nghiên cứu, so sánh và đối chiếu thương hiệu với các sản phẩm khác trên thị trường.
Một chiến dịch Digital Marketing được thực hiện một cách bài bản theo đó cũng không có ý nghĩa gì nếu cuối cùng khách hàng không thể tìm thấy những thứ mà họ có thể sử dụng để ra quyết định.
Khi một chiến dịch thất bại, thậm chí không ít marketer còn chỉ đổ lỗi dựa trên các điểm tiếp xúc là quảng cáo hay điểm tiếp xúc trực tiếp mà quên rằng hành trình khách hàng của khách hàng của họ không chỉ dừng lại ở đó.
3. Chưa khai thác tiềm năng tự động hóa và cá nhân hóa.
Một sai lầm phổ biến khác mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi xây dựng chiến lược Digital Marketing đó là bỏ qua yếu tố tự động hóa và cá nhân hóa.
Theo nghiên cứu của McKinsey, có đến 71% khách hàng hiện đang mong đợi nhận được các tương tác cá nhân hoá với thương hiệu.
Với sự phát triển của AI và các nền tảng công nghệ hỗ trợ, việc thiết lập các hoạt động như tự động gửi email marketing, tự động trò chuyện hay cá nhân hoá nội dung khi tương tác với khách hàng hiện đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp giờ đây là xác định tất cả các điểm tiếp xúc giữa thương hiệu với khách hàng mà họ có thể tự động hoá và cá nhân hoá được, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu xem mức độ mong muốn được tương tác tự động với các điểm tiếp xúc đó từ phía khách hàng, cuối cùng mới bắt tay xây dựng hệ thống tự động.
4. Bỏ qua bằng chứng xã hội (Social Proof).
Nếu bạn là người làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội, hy vọng là bạn đã hiểu rõ khái niệm bằng chứng xã hội (Social Proof), thuật ngữ được dùng để mô tả cách một khách hàng bị ảnh hưởng bởi những gì mà họ nhìn thấy trên các nền tảng (bao gồm cả trên các nền tảng như website của thương hiệu), đặc biệt là những nơi mà họ tin tưởng hay có sức ảnh hưởng đến họ.
Theo một nghiên cứu mới đây, khi mua một thương hiệu mới trên mạng, có đến 95% mọi người đã đọc các nhận xét của các khách hàng trước đó. Đây là lý do tại sao việc hiển thị những lời chứng thực, xếp hạng (đánh giá) hay những trải nghiệm chân thực của các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm lại có vai trò vô cùng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Thay vì thương hiệu chạy các chiến dịch Digital Marketing và tự nói về mình, hãy để các bằng chứng xã hội thể hiện điều đó.
Một cuộc khảo sát của Statista cho thấy 45% người tiêu dùng từ 18 đến 34 tuổi đã dùng thử các sản phẩm do những người có ảnh hưởng (Influencer) giới thiệu, 27% thậm chí cho biết họ đã mua hàng trực tiếp sau khi xem bài đăng.
5. Không có chiến lược tối ưu rõ ràng.
Một sai lầm cuối cùng mà nhiều doanh nghệp cũng mắc phải trong các chiến lược Digital Marketing của họ đó là không có đường lối tối ưu rõ ràng hay có quá nhiều mục tiêu trong cùng một chiến dịch.
Dù là bạn đang triển khai trên Facebook, TikTok hay Google, bản chất là bạn chỉ có thể tối ưu 1 hoặc 1 vài chỉ số trên cùng một chiến dịch, điều này có nghĩa là để có thể có được các chiến dịch có hiệu suất cao bạn cần đưa ra các chỉ số mục tiêu cụ thể thay vì là mong muốn tất cả mọi thứ từ một chiến dịch.
Tiếp đó, sự thành công của Digital Marketing vốn nằm ở kỹ thuật tối ưu (A/B Testing), với tư cách là một Digital Marketer, bạn cần phác thảo luồng tối ưu cho từng chiến dịch hoặc chiến lược với mục tiêu là không bỏ lỡ các cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi.
S.M.A.R.T cũng có thể là công thức để bạn xây dựng các mục tiêu tối ưu.
Bằng cách xác định các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và dựa trên từng khoảng thời gian nhất định, bạn có thể có nhiều cách hơn để đạt được mục tiêu đề ra của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nam Nguyen | MarketingTrips