Skip to main content

Thấu hiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

30 Tháng Tám, 2021

Gần đây, Google và Reprise – Agency về Performance Marketing toàn cầu của IPG Mediabrands đã cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về sở thích mua sắm trực tuyến của người dùng trên khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Trong nghiên cứu, Google hướng tới mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng cũng như các điểm tiếp xúc trong hành trình mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và 3 phát hiện dưới đây là những gì mà nhóm nghiên cứu đã tìm được.

Advertisement

1. Các quảng cáo trực tuyến có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với những lời giới thiệu cá nhân trong giai đoạn khám phá.

Khi mọi người nghĩ đến việc mua sắm một sản phẩm mới, quảng cáo trực tuyến thu hút sự chú ý của họ nhiều hơn nhiều so với các lời giới thiệu cá nhân vì những quảng cáo đó hỗ trợ việc họ nhớ lại thương hiệu và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Điều thú vị là các quảng cáo trực tuyến tỏ ra hiệu quả hơn trên các danh mục sản phẩm được nhiều người mong muốn hơn, chẳng hạn như sức khỏe và sắc đẹp, các thiết bị gia dụng và nhà bếp cũng như thiết bị điện tử tiêu dùng.

Sau quảng cáo trực tuyến, mọi người có xu hướng tìm kiếm các lời đề xuất hay giới thiệu từ gia đình, bạn bè và thị trường để tìm kiếm những thứ gì đó mới.

Tuy nhiên, khi họ bắt đầu nghiên cứu một sản phẩm, người mua hàng sẽ chuyển sang các website của thương hiệu, các cổng tìm kiếm thông tin và thị trường trực tuyến để biết thêm những thông tin chi tiết về các sản phẩm đó.

Advertisement

Đây là cách mọi người khám phá các sản phẩm mới:

  • 54% người tiêu dùng tìm kiếm thông qua các quảng cáo trực tuyến.
  • 4% người tiêu dùng tìm kiếm thông những lời giới thiệu từ bạn bè và gia đình.
  • 34% tìm kiếm trên các nền tảng mua sắm.

Người tiêu dùng thường có kế hoạch nghiên cứu sản phẩm rất kỹ trước khi đưa ra các quyết định mua hàng, do dó, các thương hiệu cần phải có mặt ở cả các giai đoạn khám phá và nghiên cứu ban đầu trong hành trình mua sắm.

Các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu (brand awareness) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những người mua sắm này trong quá trình ra quyết định mua hàng của họ.

2. Các đánh giá trên website của thương hiệu cũng quan trọng không kém so với các đánh giá trên các nền tảng mua sắm khác.

Không có gì ngạc nhiên khi các đánh giá tích cực và xếp hạng cao lại ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của những người mua sắm trực tuyến.

Advertisement

Theo nghiên cứu, nguyên nhân khiến mọi người nhấp vào nút “mua” là:

  • 60% bị ảnh hưởng bởi những bài đánh giá (reviews).
  • 54% bị ảnh hưởng bởi các chương trình khuyến mãi và giảm giá.

Tuy nhiên, điều có thể gây ngạc nhiên cho các thương hiệu là cách người tiêu dùng cảm nhận về các đánh giá.

Bạn có thể nghĩ rằng mọi người coi các bài đánh giá trên các nền tảng bán hàng (marketplace) là khách quan hơn, tuy nhiên, đó không hoàn toàn là cách người tiêu dùng đang nhìn nhận.

Theo nghiên cứu của Google, người tiêu dùng cho rằng các bài đánh giá trên website của thương hiệu cũng quan trọng như các bài đánh giá được tìm thấy trên các nền tảng khác.

Advertisement

Bà Ritika Gupta Chawla, Giám đốc vùng phụ trách thương mại điện tử của Reprise Digital tại APAC cho biết: “Đánh giá sản phẩm đóng vai trò là động lực mua hàng mạnh mẽ cho người tiêu dùng. Ngày nay, tất cả chúng ta đều tìm kiếm sự xác thực trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.”

Người mua hàng cần thông tin – và tính xác thực – để khẳng định quyết định của họ về việc mua hàng. Nó phải được xem là đúng đắn nhất.

Đối với các thương hiệu, khi xây dựng website của riêng mình để lưu trữ và thúc đẩy các bài đánh giá của khách hàng, họ nên thể tập hợp các bình luận này ở một nơi duy nhất thay vì nằm rải rác trên các nền tảng. Nó cũng giúp mọi người dễ dàng tìm thấy các bài đánh giá và để lại đánh giá của riêng họ.

3. Ưu và nhược điểm của mua sắm trực tuyến.

Trong khi tiết kiệm thời gian và chi phí là hai lợi ích lớn nhất mà mọi người đánh giá cao nhất khi mua sắm trực tuyến, thì phí vận chuyển (cao) và thời gian giao hàng chậm là những yếu tố có thể phá vỡ sự kỳ vọng của khách hàng.

Advertisement

Trong nghiên cứu của Google, những người được hỏi cho rằng “tiết kiệm thời gian” (76%) và “giá tốt nhất” (65%) là hai lợi thế lớn nhất của mua sắm trực tuyến.

Ngược lại, họ cho rằng thời gian giao hàng chậm (55%) và phí vận chuyển (57%) là hai nhược điểm hàng đầu của các thương hiệu.

Mua sắm trực tuyến vốn là một con dao hai lưỡi đối với người tiêu dùng, những người có thể phải vật lộn với sự đánh đổi giữa yếu tố chi phí và sự tiện lợi.

Tìm kiếm giá tốt hơn là điều tuyệt vời, nhưng phí vận chuyển cộng thêm khiến việc mua hàng trở nên ‘khó chịu’ hơn.

Advertisement

Tương tự như vậy, sự thuận tiện của việc mua sắm từ nhà giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng, nhưng sau đó khách hàng phải đối mặt với việc thời gian vận chuyển chậm.

Các thương hiệu cần phải biết về quá trình ra quyết định này để “làm trơn tru các điểm ma sát” trong suốt hành trình mua sắm trực tuyến.

Ví dụ: Các thương hiệu có thể cung cấp nhiều tùy chọn giao hàng hơn hoặc điều chỉnh giá để giúp khách hàng hoàn tất việc mua hàng của họ một cách nhanh chóng hơn.

Sự đánh đổi giữa thời gian và tiền bạc trong mua sắm trực tuyến:

Advertisement
  • Lợi thế của mua sắm trực tuyến: 76% nói rằng nó tiết kiệm thời gian, 65% nói nó có giá tốt hơn.
  • Bất lợi của mua sắm trực tuyến: 55% cho rằng thời gian giao hàng chậm và 57% nói phí vận chuyện là rào cản mua sắm.

Mọi người dễ chấp nhận hơn về phí vận chuyển và thời gian chờ đợi đối với các sản phẩm liên quan đến nhu cầu thiết yếu như giao thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi cũng như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Mặt khác, họ không muốn chờ đợi đối với đồ điện tử và thiết bị nhà bếp hay những sản phẩm hỗ trợ hàng ngày trong gia đình.

Để giúp người tiêu dùng khám phá các sản phẩm mới, các thương hiệu nên chạy các chiến dịch nâng cao nhận thức để người mua sắm có thể xác thực quyết định mua hàng của họ một cách dễ dàng hơn.

Hy vọng với những thông tin chi tiết mới mẻ này về hành vi của người mua sắm trực tuyến, các thương hiệu có thể gia tăng giá trị của mình nhiều hơn liên quan đến hành trình mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement