Skip to main content

Consumer Sentiment là gì? Hiểu về chỉ số tâm lý người tiêu dùng

30 Tháng Bảy, 2021

Với tư cách là những người làm marketing, việc liên tục nắm bắt các diễn biến tâm lý hay nhu cầu của người tiêu dùng là mục tiêu cốt lõi. Tâm lý người tiêu dùng còn được gọi trong tiếng Anh là Consumer sentiment. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn bộ các nội dung về thuật ngữ Consumer sentiment trong bài viết này.

Consumer sentiment là gì
Consumer Sentiment là gì? Những thông tin cơ bản về chỉ số tâm lý người tiêu dùng

Consumer sentiment là gì?

Consumer sentiment có thể hiểu là tâm lý người tiêu dùng hay niềm tin tiêu dùng, là một thước đo thống kê về sức khỏe tổng thể của nền kinh tế được xác định bởi quan điểm của người tiêu dùng.

Nó tính đến yếu tố cảm nhận của mọi người đối với tình trạng tài chính hiện tại của họ, sức khỏe của nền kinh tế trong ngắn hạn, triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn, và được coi là một chỉ số kinh tế hữu ích.

Một số thông tin cần biết về chỉ số Consumer sentiment.

  • Consumer sentiment là một chỉ số kinh tế để đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng đối với vấn đề tài chính của họ và tình trạng của nền kinh tế.
  • Ở Mỹ, chi tiêu của người tiêu dùng chiếm phần lớn sản lượng kinh tế được đo bằng GDP.
  • Consumer sentiment đã được phát triển như một thống kê kinh tế vào giữa thế kỷ 20 và từ đó nó ảnh hưởng đến chính sách kinh tế và chính sách công.
  • Consumer sentiment chủ yếu được đo lường thông qua Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng (CCI) và Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng Michigan (MCSI).

Hiểu đúng về Consumer sentiment.

Consumer sentiment được nổi lên như một thống kê kinh tế vào giữa thế kỷ 20 và từ đó trở thành công cụ ảnh hưởng đến chính sách công và chính sách kinh tế.

Advertisement

Ở Mỹ, chi tiêu của người tiêu dùng chiếm phần lớn sản lượng kinh tế. Khoảng 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được thúc đẩy bởi các thành phần chi tiêu của người tiêu dùng.

Do đó, tâm lý hoặc thái độ của người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của nền kinh tế. Các động lực chính khác của GDP là đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng.

Nếu mọi người tự tin về tương lai, họ có khả năng mua sắm nhiều hơn, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế hơn. Ngược lại, khi người tiêu dùng không chắc chắn về những gì ở phía trước, họ có xu hướng tiết kiệm tiền và ít mua sắm tùy ý hơn.

Những tâm lý u ám làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, tác động không ít đến doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, cơ hội việc làm và nhiều thứ khác.

Advertisement

Tâm lý người tiêu dùng quá lạc quan cũng có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Khi mọi người mua nhiều hàng hóa và dịch vụ, giá cả có thể tăng lên đáng kể, dẫn đến sự gia tăng không mong muốn của lạm phát.

Để ngăn chặn lạm phát, các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu tăng lãi suất, dẫn đến tăng chi phí cho vay cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Điều này có xu hướng làm chậm khả năng tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng xấu đến khả năng xuất khẩu.

Ghi nhận chỉ số Consumer sentiment.

Có hai thước đo chính thể hiện cảm xúc của người tiêu dùng về nền kinh tế và kế hoạch mua hàng trong tương lai của họ là Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng (Consumer Confidence Index – CCI) và Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng Michigan (Michigan Consumer Sentiment Index – MCSI). Cả hai chỉ số đều dựa trên khảo sát của các hộ gia đình và được báo cáo hàng tháng.

Advertisement

Các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ các chỉ số Consumer sentiment này vì chúng cung cấp một chỉ số hữu ích về mức độ nhu cầu đối với các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất.

Khi phân tích dữ liệu này, điều quan trọng là phải xác định được xu hướng trong một khung thời gian dài hơn, chẳng hạn như bốn hoặc năm tháng hoặc thậm chí là dài hơn.

Các nghiên cứu ngắn hạn hoặc được thực hiện đơn lẻ từ người tiêu dùng sẽ không có nhiều ý nghĩa về tính xác thực của số liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement