Skip to main content

Trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager) là gì?

23 Tháng Tư, 2022

Trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager) là nơi nhà quảng cáo có thể bắt đầu tạo và quản lý tất cả các chiến dịch quảng cáo của họ.

trình quản lý quảng cáo tiktok
Trình quản lý quảng cáo TikTok

Cũng tương như các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng khác như Facebook, Google hay LinkedIn, trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager) là nơi chứa đựng tất cả các tài sản quảng cáo, đối tượng mục tiêu, chiến dịch quảng cáo và hơn thế nữa của nhà quảng cáo.

Để có thể hiểu chi tiết về khái niệm trình quản lý quảng cáo nói chung, bạn có thể xem tại trình quản lý quảng cáo, còn dưới đây là các nội dung liên quan đến trình quản lý quảng cáo của riêng TikTok.

Bài viết sẽ bao gồm một số nội dung như:

Advertisement
  • Trình quản lý quảng cáo TikTok hay TikTok Ads Manager là gì?
  • Cách đăng ký và tạo trình quản lý quảng cáo TikTok.
  • Các bước cơ bản để thiết lập hay khởi chạy một chiến dịch quảng cáo TikTok.
  • Trình quản lý kinh doanh TikTok hay TikTok Business Center là gì?
  • Một số thuật ngữ nhà quảng cáo nên hiểu trong trình quản lý quảng cáo của TikTok.
  • Một số lưu ý trước khi bắt đầu sử dụng trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager).

Dưới đây là nội dung chi tiết.

Trình quản lý quảng cáo TikTok hay TikTok Ads Manager là gì?

Trình quản lý quảng cáo TikTok hay TikTok Ads Manager là nơi cung cấp toàn bộ các công cụ mà các nhà quảng cáo cần để tạo và quản lý quảng cáo trên TikTok.

Từ trình quản lý này, nhà quảng cáo có thể tiếp cận các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau trên toàn cầu trên TikTok lẫn các ứng dụng có liên quan khác của TikTok.

Cũng tương như các nền tảng quảng cáo khác, trình quản lý quảng cáo của TikTok giúp nhà quảng cáo tạo chiến dịch (Ad Campaign), xây dựng các nhóm quảng cáo (Ad Group) và các mẫu quảng cáo (Ads).

Advertisement

Sau khi khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo có thể xem tất cả các số liệu hiệu suất quảng cáo từ trình quản lý quảng cáo.

Để tránh các trường hợp quảng cáo khó được duyệt, quảng cáo bị từ chối hay thậm chí là bị khoá tài khoản, các nhà quảng cáo nên tìm hiểu kỹ chính sách quảng cáo của TikTok.

Dưới đây là giao diện từ trang tổng quan trong trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager).

Dưới đây là giao diện từ trang tổng quan trong trình quản lý quảng cáo TikTok – TikTok Ads Manager.

Cách đăng ký và tạo trình quản lý quảng cáo TikTok – TikTok Ads Manager.

Quy trình đăng ký tài khoản trên trình quản lý quảng cáo của TikTok khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước bên dưới:

Advertisement
  • Bước 1: Bạn truy cập vào https://ads.tiktok.com (chính là trình quản lý quảng cáo) và điền các thông tin như bên dưới.
Cách đăng ký và tạo trình quản lý quảng cáo TikTok.

Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể nhìn thấy giao diện tổng quan như bên dưới.

  • Bước 2: Sau khi đã vào được giao diện chính, bạn điền đầy đủ các thông tin về tài khoản tại phần “Cài đặt tài khoản”. Một số thông tin bạn cần điền như: tên tài khoản, mã số thuế, kiểu thanh toán, thông tin liên hệ và nhiều thông tin khác.
  • Bước 3: Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, bạn cần thêm vào phương thức thanh toán, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng cả kiểu thẻ Debit và Credit như hình bên dưới.
Thêm các phương thức thanh toán vào trình quản lý quảng cáo của TikTok.
  • Bước 4: Sau khi đã hoàn tất các bước trên, bạn đã có thể bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo từ phần “Chiến dịch” (Campaign) trong trình quản lý quảng cáo như bên dưới.

trình quản lý quảng cáo tiktok

  • Bước 5: Bạn bắt đầu lựa chọn các mục tiêu quảng cáo, cài đặt các thông số và xây dựng nội dung quảng cáo trong từng phần “Chiến dịch”, “Nhóm quảng cáo” và “Quảng cáo”.

Các bước cơ bản để thiết lập hay khởi chạy một chiến dịch quảng cáo TikTok.

Về cơ bản, có 5 bước trong quy trình khởi chạy một chiến dịch quảng cáo trên TikTok.

Advertisement

Bước 1: Chọn mục tiêu.

Tuỳ vào từng mục tiêu hay chiến lược khác nhau, nhà quảng cáo có thể lựa chọn các mục tiêu chiến dịch cụ thể khác nhau như:

  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).
  • Tăng lưu lượng truy cập vào website (traffic).
  • Tăng lượt cài đặt ứng dụng (App Install).
  • Xây dựng tệp khách hàng tiềm năng (Lead Generation).
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website (Conversion).

Để có thể đạt được các mục tiêu như mong muốn sau khi các quảng cáo được phân phối, điều quan trọng là thương hiệu hay doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu của họ hay đâu là hành động mà họ muốn khách hàng thưc hiện khi nhìn thấy các mẫu quảng cáo.

Chẳng hạn, nếu nhu cầu là thu hút được nhiều khách hàng truy cập vào website, thương hiệu có thể chọn mục tiêu là tăng lưu lượng truy cập vào website (traffic) hay nếu doanh nghiệp cần khách hàng tiềm năng, mục tiêu có thể là thúc đẩy khách hàng tiềm năng.

Về mặt tổng quan, có thể chia mục tiêu của các chiến dịch quảng cáo trên TikTok thành 3 loại: thay đổi nhận thức (Awareness), thúc đẩy sự cân nhắc về thương hiệu (Consideration) và gia tăng chuyển đổi (Conversions).

Advertisement

Bước 2: Chọn đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Tiếp theo bước 1, tuỳ vào từng mục tiêu quảng cáo khác nhau, doanh nghiệp hay nhà quảng cáo cũng có thể cần nhắm mục tiêu tới các nhóm đối tượng khác nhau.

Hiện TikTok cung cấp một số tuỳ chọn nhắm đối tượng mục tiêu như:

  • Nhắm mục tiêu theo địa điểm: Bạn có thể chọn các khu vực hay thành phố cụ thể mà bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện.
  • Nhắm mục tiêu theo sở thích và hành vi: Tuỳ vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn các sở thích hay hành vi tiêu biểu của khách hàng như thích thời trang, thích công nghệ hay thích marketing chẳng hạn.
  • Nhắm mục tiêu vào các nhóm đối tượng tuỳ chỉnh: Nếu bạn đã từng chạy quảng cáo trước đây và có một lượng khách hàng đã tương tác với mình trên website hay fanpage chẳng hạn, bạn có thể tương tác lại (re-marketing) với nhóm đối tượng này.
  • Nhắm mục tiêu vào các nhóm đối tượng tương tự (Lookalike): Nếu bạn đã có các tệp khách hàng (gốc) của riêng mình như tệp đã truy cập website hay tệp đã mua hàng, bạn có thể sử dụng tệp đối tượng này để mở rộng ra các tệp tương tự.
  • Nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng tích hợp (Audience Integrations): Ngoài các cách tiếp cận đối tượng mục tiêu nói trên, bạn cũng có thể sử dụng tính năng tích hợp đối tượng để mở rộng hay tương tác lại với khách hàng. Chẳng hạn như nếu bạn đang sử dụng các nền tảng thu thập dữ liệu của bên thứ ba (third party data), bạn có thể tích hợp các tệp đối tượng này vào trình quản lý quảng cáo của TikTok.

Bước 3: Thiết lập ngân sách.

Với phần thiết lập ngân sách, hiện nhà quảng cáo có thể sử dụng tuỳ chọn ngân sách theo ngày hoặc trọn đời tuỳ theo nhu cầu của mình.

Một số mẹo nhỏ khi thiết lập ngân sách quảng cáo:

Advertisement
  • Đối với ngân sách chiến dịch, bạn nên để ngân sách mở.
  • Bạn nên dùng ngân sách hằng ngày thay vì tổng ngân sách cho ngân sách nhóm quảng cáo.
  • Khi chọn Giới hạn giá thầu hoặc Giới hạn chi phí làm chiến lược đấu thầu, bạn nên thiết lập ngân sách ban đầu tối thiểu là gấp 20 lần CPA mục tiêu.
  • Nếu bạn đang chạy chiến dịch Cài đặt ứng dụng và muốn tối ưu hóa chiến dịch để thúc đẩy các hành động cụ thể trong ứng dụng của bạn, thì bạn nên sử dụng Tối ưu hóa sự kiện trong ứng dụng (AEO). Khi sử dụng AEO, bạn nên thiết lập ngân sách ban đầu không dưới 100 USD và tối thiểu phải gấp 20 lần CPA chuyển đổi mục tiêu.
  • Khi bạn chạy chiến dịch Lượt chuyển đổi và chọn Chuyển đổi làm Mục tiêu tối ưu hóa, Chi phí thấp nhất làm Chiến lược giá thầu, ngân sách ban đầu của bạn tối thiểu phải gấp 20 lần CPA mục tiêu và không dưới 100 USD. 

Bước 4: Xây dựng và thiết kế quảng cáo.

Khi nói đến quy trình khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, thiết kế hay xây dựng nội dung quảng cáo là một trong những phần quan trọng nhất.

Bạn có thể tham khảo tất cả những thông tin về TikTok và quảng cáo TikTok tại đây.

Như đã phân tích ở trên, quy trình xây dựng quảng cáo của TikTok có 3 phần là thiết lập chiến dịch quảng cáo, nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Trình quản lý quảng cáo của TikTok hiện đang cung cấp 2 định dạng nội dung quảng cáo chính đó là video hoặc hình ảnh và với mỗi nhóm quảng cáo, TikTok cho phép nhà quảng cáo thêm tối đa 20 mẫu quảng cáo.

Advertisement

Bước 5: Xuất bản quảng cáo và chờ duyệt.

Sau khi đã hoàn tất tất cả các bước nói trên, bạn bấm chọn xuất bản quảng cáo và gửi nó tới hệ thống kiểm duyệt nội dung quảng cáo của TikTok.

Bước 6: Theo dõi báo cáo dữ liệu và tối ưu quảng cáo.

Bước cuối cùng trong quy trình khởi chạy quảng cáo trên TikTok đó là theo dõi hiệu suất quảng cáo và tối ưu quảng cáo.

Từ trình quản lý quảng cáo TikTok, nhà quảng cáo có thể lựa chọn xem dữ liệu ở các cấp độ khác nhau như xem tổng quan ở phần Trang tổng quan (Dashboard) hoặc xem chi tiết số liệu ở từng phần như Chiến dịch, Nhóm quảng cáo hay Quảng cáo.

Chẳng hạn như bên dưới là giao diện trong phần Quảng cáo (Ad).

Advertisement
trình quản lý quảng cáo tiktok
Theo dõi báo cáo dữ liệu và tối ưu quảng cáo từ trình quản lý quảng cáo của TikTok.

Tuỳ vào từng chế độ xem hay bộ lọc dữ liệu, bạn có thể xem các số liệu hiệu suất quảng cáo như, ngân sách đã chi tiêu, chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo (CPM), tỷ lệ nhấp chuột (CTR), số lần chuyển đổi (Conversions) và nhiều số liệu khác.

Trình quản lý kinh doanh TikTok hay TikTok Business Center là gì?

Cũng tương tự như trình quản lý kinh doanh (BM) của Facebook, trình quản lý kinh doanh của TikTok là nơi chứa hầu hết các tài sản quảng cáo của doanh nghiệp hay thương hiệu bao gồm cả các tài khoản quảng cáo.

Trình quản lý kinh doanh TikTok hay TikTok Business Center là gì?

Một số tính năng cơ bản của trình quản lý kinh doanh của TikTok như:

  • Quản lý các thành viên hiện đang phụ trách các hoạt động quảng cáo.
  • Quản lý tất cả các tập đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Quản lý tất cả các tài khoản quảng cáo hiện có của doanh nghiệp bao gồm cả các tài khoản được chia sẻ quyền từ các bên thứ 3 (chẳng hạn như từ Agency).
  • Quản lý các tài khoản TikTok của doanh nghiệp.

Một số thuật ngữ liên quan đến trình quản lý quảng cáo của TikTok (TikTok Ads Manager).

  • Campaign: Là các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
  • Ad Group: Là các nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch.
  • Ad: Các mẫu quảng cáo nơi chứa nội dung quảng cáo.
  • Advertiser accounts: Các tài khoản quảng cáo được sử dụng để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo. Một trình quản lý kinh doanh có thể chứa nhiều tài khoản quảng cáo bao gồm cả các tài khoản thuộc sở hữu của doanh nghiệp lẫn tài khoản được chia sẻ quyền từ các bên thứ 3 khác.
  • TikTok account: Chính là các tài khoản TikTok của doanh nghiệp được sử dụng để phân phối các mẫu quảng cáo.
  • Dashboard: Trang tổng quan hiển thị hiệu suất quảng cáo trong trình quản lý quảng cáo.

Một số lưu ý khi bắt đầu sử dụng trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager).

Cũng tương tự như các nền tảng quảng cáo khác, trước khi khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo cần thiết lập các sự kiện theo dõi quảng cáo (TikTok Pixel).

Advertisement

 

Từ phần Tài sản (Assets) trong giao diện của trình quản lý quảng cáo, bạn bắt đầu thiết lập các mã theo dõi sự kiện dành cho website hoặc ứng dụng (App).

Mục tiêu cuối cùng của quá trình này là bạn có thể theo dõi các hành động hay chuyển đổi của khách hàng sau khi nhấp vào các mẫu quảng cáo.

Advertisement

Hiện TikTok đang cung cấp 2 tuỳ chọn để bạn có thể theo dõi sự kiện đó là TikTok Pixel và TikTok API. Bạn có thể sử dụng trình quản lý thẻ của Google là Google Tag Manager để thiết lập các mã theo dõi sự kiện lên website hay ứng dụng của mình.

Kết luận.

Đối với các nhà quảng cáo, trước khi khởi chạy bất cứ chiến dịch quảng cáo nào trên TikTok, điều quan trọng là họ cần hiểu những nền tảng rộng hơn cụ thể ở đây là trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager) và các tính năng đi kèm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement