Skip to main content

Xây dựng chiến lược quản trị dữ liệu hiệu quả để phát triển mạnh mẽ trong một thế giới đa kết hợp

23 Tháng Chín, 2020

Khả năng thích nghi là chìa khoá dẫn đến thành công trong thời kỳ đầy biến động như hiện nay.

Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt khi môi trường công nghệ thông tin đa kết hợp ngày càng trở nên phức tạp.

Việc ứng dụng công nghệ đám mây, song song với các hệ thống cũ được kế thừa, cùng việc sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau đã khiến dữ liệu – một trong những yếu tố cốt lõi cho mọi chiến lược – bị phân tách trong từng “kho lưu trữ” riêng biệt.

Theo đó, doanh nghiệp khó có được một góc nhìn chính xác để đi đến những quyết định phù hợp cho từng hoàn cảnh theo thời gian thực, mà đôi khi phải dựa trên “cảm tính”, dẫn đến việc không hoạch định được kết quả kinh doanh một cách rõ ràng.

Theo nghiên cứu năm 2020 của Forrester – uỷ quyền bởi Oracle, Moving the Needle: Data Management for The Multi-Hybrid Age Of IT, “Cách duy nhất để các tổ chức vượt qua khó khăn này là xây dựng một chiến lược quản lý dữ liệu hiệu quả, bao gồm việc đảm bảo tính thống nhất, bảo mật và quản trị dữ liệu trong môi trường công nghệ đa kết hợp phức tạp”.

Mặc dù chiến lược đa đám mây đang dần trở nên phổ biến, hầu hết các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý cơ sở hạ tầng đa kết hợp multi-hybrid.

Hơn nữa, kết quả khảo sát cho thấy mức độ quản lý dữ liệu của các doanh nghiệp mới ở mức trung bình, chưa thể tối ưu hoá vai trò của dữ liệu trong việc chuyển đổi doanh nghiệp.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã và đang tiếp cận việc quản lý dữ liệu theo đúng hướng, tuy nhiên sự tập trung quá mức vào việc đơn giản hoá quy trình, điều chỉnh dữ liệu theo các ưu tiên kinh doanh và thiết lập các khung quản trị và bảo mật đang khiến doanh nghiệp khó nhận ra các cơ hội từ giải pháp đa đám mây.

Các tổ chức còn băn khoăn trước cách thức để tối giản chi phí, đa dạng hoá (điều rất cần thiết cho việc duy trì hoạt động kinh doanh liên tục) và tận dụng những khả năng riêng có khác mà đám mây multi-hybrid có thể cung cấp.

Lợi ích kinh tế từ đám mây

Rõ ràng, điện toán đám mây mang đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, sắp xếp ngân sách hợp lý để phục vụ cho các nhu cầu quan trọng khác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được một trong những mục tiêu cần có trong việc duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.

Lợi ích kinh tế từ đám mây còn có thể được nâng cao hơn nữa với sự lựa chọn nhà cung cấp đúng, do không phải mọi đám mây đều được tạo ra như nhau.

Với Đám mây Thế hệ 2 của Oracle – không yêu cầu máy chủ và có khả năng điều chỉnh cao, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho chính xác những dịch vụ mà mình sử dụng. Giải pháp này đang trở nên phổ biến với nhiều doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á như Zoom, 8×8, 7-Eleven tại Philippines, JNE Express ở Indonesia hay Forth Smart tại Thái Lan.

Đa dạng hoá và đổi mới

Đám mây multi-hybrid sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn nữa, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quản lý dữ liệu. Giải pháp này giúp công ty đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp về việc quản lý và phân tích chéo nhiều tầng dữ liệu trên đám mây.

Nomura Research Institute, công ty tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp lớn nhất tại Nhật Bản – gần đây đã ứng dụng Oracle Dedicated Region Cloud@Customer.

Giải pháp này được xây dựng tại trung tâm dữ liệu riêng của khách hàng và cho phép doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Oracle Exadata như một dịch vụ đám mây, nhờ đó, nó đem tới tính linh hoạt cao hơn, khả năng mở rộng dễ dàng,  mà vẫn duy trì tính tiện dụng như một giải pháp lưu trữ tại chỗ.

Sự kết hợp này không chỉ giúp Nomura cung cấp báo cáo SOC2 theo đúng tiêu chuẩn bảo mật của Nhật Bản trong ngành tài chính mà còn cho phép công ty truy cập vào những dịch vụ và công cụ đám mây mở rộng của Oracle, từ đó mang đến những giá trị lớn hơn cho khách hàng. Nhờ sử dụng giải pháp Dedicated Region của Oracle, Nomura có thể giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành cơ sở dữ liệu tại chỗ và đầu tư nhiều hơn cho chuyển đổi số.

Việc ứng dụng chiến lược đa đám mây giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của doanh nghiệp và mở ra cơ hội tiếp cận với các tính năng độc đáo.

Sau cùng thì các nhà cung cấp sẽ đóng vai trò chính giúp doanh nghiệp đổi mới và tận dụng tiềm năng của các công nghệ tiên tiến (như học máy, trí tuệ nhân tạo, ảo hoá dữ liệu…) để “kích hoạt” các khả năng kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Chiến lược đa đám mây cũng giúp tổ chức tiếp cận lượng dữ liệu đa dạng để có được những nhìn nhận sâu sắc và các ý tưởng đổi mới.

Nghiên cứu của Forrester nhận định, bản chất của dữ liệu trong doanh nghiệp đang thay đổi: 1/3 dữ liệu có hệ thống, phần còn lại thường được lưu trữ dưới dạng bán cấu trúc hoặc kết hợp nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, dữ liệu do máy tạo ra… và thường được lưu trữ và quản lý bởi nhiều loại công nghệ và nền tảng, và thường là trên các đám mây khác nhau.

Biến chiến lược đám mây multi-hybrid thành tài sản của doanh nghiệp

Vậy doanh nghiệp nên quản lý dữ liệu như thế nào với chiến lược đám mây multi-hybrid để đảm bảo có thể biến chúng thành tài sản của doanh nghiệp? Nghiên cứu của Forrester đã đưa ra một số gợi ý có thể áp dụng ngay:

  • Quy tụ những “nhà tư vấn” phù hợp: Doanh nghiệp nên tập trung và thống nhất các chuyên gia thuộc các chức năng và bộ phận trong doanh nghiệp, để hiểu những yêu cầu quan trọng và xác định quyền sở hữu dữ liệu trong toàn bộ tổ chức. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc phân mảnh dữ liệu – vấn đề 73% tổ chức tham gia khảo sát coi như là nguyên nhân kìm hãm các chiến lược quản lý CNTT tốt hơn.
  • Đánh giá nhu cầu nhằm thống nhất mục tiêu kinh doanh và hoạt động công nghệ thông tin: Khi đã tập hợp được những người phù hợp, doanh nghiệp cần tiếp tục đánh giá toàn bộ tổ chức để nắm được tình hình hiện tại với các vấn đề như nơi dữ liệu đang được lưu giữ và cách chúng hoạt động. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các khó khăn cũng như cơ hội phát triển.
  • Xây dựng lộ trình triển khai cho doanh nghiệp: Kiến trúc công nghệ sẽ giúp thúc đẩy việc thay đổi của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp nhằm hướng tới hợp lý hoá việc truy cập và chia sẻ dữ liệu. Khi xây dựng lộ trình, cần đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn một nền tảng bảo mật, ví dụ như việc tích hợp các yếu tố của mô hình an ninh “zero-trust” vào hệ sinh thái công nghệ.
  • Ưu tiên xây dựng chiến lược dữ liệu toàn diện: Theo báo cáo, cứ 4 doanh nghiệp thì có tới 3 đề cao tầm quan trọng của việc quản trị dữ liệu và bảo mật. Ngoài ra, các giải pháp giúp đơn giản hoá môi trường công nghệ thông tin cũng cần được lưu tâm khi doanh nghiệp muốn cải thiện kết quả kinh doanh và tận dụng các nền tảng tích hợp, mang đến trải nghiệm thống nhất trong một thế giới đa kết hợp.

Có thể nói, các doanh nghiệp hiện nay hiểu rằng khả năng thích nghi phụ thuộc vào dữ liệu và các chiến lược kinh doanh số của họ cũng phụ thuộc vào việc quản lý dữ liệu hiệu quả.

Tuy nhiên, doanh nghiệp còn cần thực thi tầm nhìn này trong môi trường đám mây multi-hybrid. Với những chiến lược này, doanh nghiệp không những có thể vượt qua thời kỳ biến động này mà còn có khả năng mở ra nhiều cơ hội mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo enternews

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các ứng dụng hẹn hò như Tinder và Bumble có lượng người dùng giảm 2 năm liên tiếp

27 Tháng Mười Hai, 2024
Tập đoàn Match Group, chủ sở hữu của hơn 40 ứng dụng hẹn hò và là công ty dẫn đầu thị trường tron…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …