Skip to main content

60% đơn hàng online tại Việt Nam được thực hiện trên mạng xã hội

7 Tháng Mười Một, 2020

Người Việt có thói quen mua hàng trên mạng xã hội nhiều hơn các trang thương mại điện tử. Tuy vậy, việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội hiện vẫn còn rất sơ khai. 

Tiki, Lazada, Shopee… chỉ chiếm 40% tổng giao dịch TMĐT tại Việt Nam

Thông tin này vừa được chia sẻ tại lễ ký kết hợp tác giữa tập đoàn công nghệ NextTech của Việt Nam và công ty cung cấp dịch vụ thanh toán VISA. Đây là một thỏa thuận về việc thúc đẩy các hình thức thanh toán số trên mạng xã hội.

Theo chuyên gia công nghệ Nguyễn Hòa Bình, người tiêu dùng Việt có xu hướng mua hàng dựa trên cảm xúc nhất thời. Do vậy, Việt Nam đã trở thành mảnh đất màu mỡ để phát triển thương mại điện tử.

Tuy vậy, có một đặc điểm khác biệt ở thị trường Việt Nam, đó là số lượng người bán hàng không được thống kê chính thức trên các nền tảng mạng xã hội là rất lớn.

Bốn mặt hàng chủ yếu được bày bán trên các trang mạng xã hội là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thời trang và đồ gia dụng.

Người Việt Nam sử dụng Internet trung bình 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, chủ yếu thông qua smartphone. Mục đích sử dụng Internet chính của người Việt là để vào các mạng xã hội.

Điều này dẫn tới việc mạng xã hội đang trở thành một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay.

Dựa trên những số liệu thống kê của mình, vị chuyên gia này cho rằng, các nền tảng (sàn) thương mại điện tử hiện chỉ chiếm 40% tổng số giao dịch trực tuyến tại Việt Nam.

60% tổng giao dịch còn lại thuộc về các tài khoản cá nhân, các trang fanpage và group trên mạng xã hội.

Điều này dẫn tới một thực tế là việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội tại Việt Nam hiện vẫn còn rất sơ khai, chủ yếu qua hình thức COD (nhận hàng – trả tiền), ông Bình nói.

Phát triển thanh toán số trên mạng xã hội sẽ thúc đẩy TMĐT

Tại các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, hình thức thanh toán qua COD chiếm tỷ trọng rất thấp, dưới 40% số giao dịch thương mại điện tử.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hòa Bình, khoảng 90% số giao dịch qua mạng xã hội hiện nay tại Việt Nam được thực hiện qua hình thức COD, chỉ 10% còn lại được thực hiện thông qua chuyển khoản.

Ở Việt Nam, các hãng vận chuyển gần như miễn phí dịch vụ COD. Nhiều doanh nghiệp logistic coi hình thức thanh toán COD như một dịch vụ giá trị gia tăng khi vận chuyển, trong khi ở các thị trường khác, phí COD chiếm khoảng 3% giá trị đơn hàng.

Hình thức thanh toán qua dịch vụ COD có một điểm yếu là số lượng khách hàng bỏ đơn nhiều, thời gian quay vòng vốn chậm. Tỷ lệ hoàn đơn của loại hình này rơi vào khoảng từ 8-10%, cá biệt, một số sản phẩm, dịch vụ có tỷ lệ hoàn đơn lên tới 25-30%.

Nguyên nhân của tình trạng này là bởi, người dùng Việt thường thay đổi quyết định mua hàng do việc chốt đơn theo cảm xúc.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ hoàn đơn khi mua hàng online cao còn do người mua hết tiền lúc nhận hàng, shipper không gọi điện được cho người mua hoặc người mua “bom đơn” không nhận.

Từ đây, có thể thấy, tính trách nhiệm trong việc đặt đơn hàng theo hình thức giao hàng – nhận tiền (COD) rất thấp. Thực tế này gây thiệt hại lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp bởi những thiệt hại về chi phí marketing và cơ hội doanh thu.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, việc phát triển công cụ thanh toán số trên môi trường mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chốt đơn hàng, giảm tỷ lệ hoàn đơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Microsoft 365 bắt người dùng trả thêm tiền cho trợ lý AI Copilot tại một số quốc gia

29 Tháng Mười Hai, 2024
Microsoft đang thử nghiệm tích hợp Copilot lên dịch vụ 365 tại một số quốc gia. Điều này đồng ngh…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …