5 cách đơn giản để tạo ra “Wow Moment” cho khách hàng của bạn
Học cách cung cấp nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi và bạn sẽ ‘thu phục’ được họ để từ đó bạn tạo ra vô số những khách hàng trung thành.
Trong thế giới cạnh tranh đầy ồn ào như hiện tại, gây được sự chú ý của khách hàng đã khó, khiến họ WOW còn khó hơn, bài toàn đặt ra cho người làm marketing là làm thế nào để không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn đáp ứng vượt mức họ mong đợi.
Khách hàng mong đợi những dịch vụ tốt, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ ngạc nhiên với những dịch vụ đặc biệt, vượt xa những gì họ mong đợi?
Bằng việc tạo ra điều này bạn sẽ giữ chân khách hàng quay lại và khiến họ trở thành những người hâm mộ suốt đời, những người sẽ giới thiệu bạn với nhiều khách hàng hơn.
Để tạo ra những khoảnh khắc “Wow”, bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy họ là những người quan trọng nhất trong thế giới của bạn.
Hãy cho họ biết bạn sẽ tìm đủ mọi cách để làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.
Tất cả những điều đó chính là trải nghiệm khách hàng tổng thể.
Sau đây là 05 cách bạn có thể tạo ra “Wow Moment” cho mọi khách hàng bằng cách vượt ra ngoài sự mong đợi của họ đồng thời bạn cũng sẽ cung cấp những giá trị bổ sung mà họ có thể chưa từng nghĩ đến nó trước đó.
1. Làm những gì bạn hứa rằng bạn sẽ làm, không có ngoại lệ.
Làm những gì bạn hứa, bạn nói sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đủ tâm huyết để xây dựng hệ thống xung quanh những khoảnh khắc “Wow”.
Khi mục tiêu của bạn là gây ấn tượng với khách hàng, bạn sẽ luôn tìm cách để đi xa hơn.
Điều quan trọng là bạn phải đưa toàn bộ đội nhóm của mình tham gia vào quá trình này để đảm bảo rằng tất cả họ đều theo dõi và đáp ứng kịp thời tất cả những gì có thể xảy ra.
Mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì họ mong đợi cũng có thể đến dưới hình thức là một món quà miễn phí hoặc nhiều sự giúp đỡ hay hỗ trợ hơn.
Mọi người đều thích nhận được những giá trị đặc biệt. Ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tạo ra những khoảnh khắc “Wow” đặc biệt.
2. Thừa nhận sai lầm và khắc phục sự cố khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.
Khi gặp sự cố xảy ra, nếu bạn không biết cách xử lý, chúng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sự hài lòng của khách hàng, khả năng giữ chân và thành công trong kinh doanh của bạn.
Trên thực tế, chúng ta đã gặp phải quá nhiều dịch vụ kém chất lượng, nhiều đến mức chúng ta có thể xem xu hướng đó như là điều hiển nhiên. Tuy nhiên điều này thật điên rồ!
Tại sao khách hàng lại phải tiếp tục chi tiền cho một công ty hay thương hiệu yếu kém trong việc phục vụ họ?
Một số sai lầm lớn nhất về dịch vụ khách hàng bao gồm việc hứa hẹn quá mức, tuyển sai người, không trao quyền và đào tạo đội nhóm đúng mức, coi trọng chính sách khách hàng hơn khách hàng và không yêu cầu khách hàng phản hồi.
Đừng mắc phải những sai lầm này tại doanh nghiệp của bạn!
3. Nhận được sự tôn trọng từ khách hàng thông qua việc nhận phản hồi.
Mọi người trong tổ chức của bạn phải luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Điều đó bao gồm cả việc nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình. Khách hàng có xu hướng thích những doanh nghiệp biết nhận ra những sai lầm của họ và thực hiện các bước cần thiết để sửa chữa chúng.
Trên thực tế, các mối quan hệ với khách hàng thường trở nên bền chặt hơn khi một vấn đề xảy ra và được xử lý tốt.
Để liên tục cải thiện những điều này, bạn cần không ngừng thu thập ý kiến từ khách hàng.
Hãy khảo sát khách hàng của bạn một cách thường xuyên kèm theo một ‘offer’ gì đó cho họ khi thực hiện khảo sát.
Tiếp nhận phản hồi của khách hàng cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường của mình và đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là một nguồn thông tin tuyệt vời, họ có thể giúp bạn, và thậm chí nhiều hơn thế, khi bạn đặt những câu hỏi phù hợp.
Ví dụ: Bạn có thể hỏi “Chúng tôi có thể làm gì để lần sau phục vụ bạn tốt hơn?” Hoặc hỏi câu hỏi tương tự chi tiết hơn: “Hãy cho chúng tôi biết về trải nghiệm yêu thích nhất mà bạn đã có với chúng tôi.”
4. Nếu khách hàng đó không thực sự là khách hàng của bạn về lâu dài, hãy để họ ra đi.
Khách hàng đôi khi có thể trở thành một cơn các mộng của bạn vì họ thiếu tôn trọng giá trị của bạn.
Khi điều này xảy ra, bạn cần biết khi nào nên để họ ‘ra đi’.
Mặc dù đây là một quyết định rất khó khăn vì công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc vào thu nhập từ khách hàng đó.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cảm thấy khó khăn khi để khách hàng hoặc khách hàng xấu ‘ra đi’. Họ sợ mất doanh thu hoặc cảm thấy thất bại.
Nhiều lúc chúng ta gặp khó khăn khi nói “không” với những cơ hội khi không phục vụ họ được tốt.
Nhưng từ chối các cơ hội với những ‘khách hàng xấu’ cho phép bạn bảo vệ sự tôn trọng và phẩm giá mà bạn xứng đáng có được.
Hãy nhớ về quy tắc 80/20, tập trung vào 20% khách hàng hàng đầu của thị trường lý tưởng của bạn để có được 80% doanh thu có giá trị nhất.
5. Luôn luôn ‘theo dõi’ khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để ‘săn đuổi’ khách hàng mới, nhưng rồi họ lại để mất khách hàng sau lần giao dịch đầu tiên hoặc thứ hai vì họ không theo dõi hoặc không chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng.
Nếu khách hàng của bạn không cảm thấy được đánh giá cao, họ có khả năng tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn thay vì mua lại sản phẩm hay vụ của bạn.
Khi khách hàng đã có trải nghiệm tốt khi làm việc với bạn, việc khiến họ quay lại mua hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc theo đuổi những khách hàng tiềm năng mới.
Bạn nên nhớ ! Chi phí để có được một khách hàng mới thường cao hơn gấp 5 lần so với việc khiến khách hàng cũ quay lại hoặc tiếp tục mua hàng của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips