Cách sử dụng Storytelling để bán tầm nhìn và thương hiệu
Mọi người hay khách hàng của bạn sẽ nhớ cách bạn khiến họ cảm nhận được chứ không phải là những thông tin mà bạn cung cấp cho họ.
Tại sao ‘Kinh thánh’ là một trong những cuốn sách bán chạy nhất hàng năm, đơn giản là vì nó cung cấp các bài học dưới dạng một chuỗi các câu chuyện.
Mọi người luôn cố gắng để lắng nghe những câu chuyện và liên hệ chúng tới cuộc sống của chính họ. Các tôn giáo trên thế giới đã tìm ra điều này từ rất nhiều năm trước đây, đó là lý do tại sao họ đều sử dụng các câu chuyện để kể cho các ‘tín đồ’ của họ.
Các câu chuyện, nó chỉ đơn giản là cách tốt nhất có thể để chuyển thông tin vào tâm trí người khác và khiến nó trở nên gắn bó hơn với họ.
Và đây cũng là bài học bạn cần rút ra: “Mọi người hay khách hàng của bạn sẽ nhớ cách bạn khiến họ cảm nhận được (yếu tố cảm xúc) chứ không phải là những thông tin mà bạn cung cấp cho họ (yếu tố thông tin)”.
Là một doanh nhân, người làm marketing hay kinh doanh, bạn có trách nhiệm thay đổi cách mọi người hay nói gần hơn là khách hàng mục tiêu nhìn nhận về thế giới và khiến họ sẵn sàng mua tầm nhìn và thương hiệu của doanh nghiệp.
Để điều đó có thể xảy ra trong tương lai, bạn cần họ nhớ đến bạn và bạn cần có khả năng thay đổi trạng thái cảm xúc đó của họ. Bạn cần sử dụng chiến thuật storytelling.
Quan điểm, Câu chuyện và Phép ẩn dụ.
Bạn có thể xem: Quan điểm, Câu chuyện và Phép ẩn dụ là một công thức để vận dụng chiến thuật kể chuyện.
Quan điểm thì rất đơn giản: Bạn chỉ cần nêu trực tiếp bài học của bạn. Ví dụ, tôi luôn nói với mọi người rằng “Lãnh đạo luôn là vấn đề và lãnh đạo luôn là giải pháp”. Quan điểm của bạn phải đơn giản và trực tiếp, như vậy là quá đủ.
Tiếp theo là Câu chuyện. Câu chuyện cần chỉ ra hậu quả tiêu cực của việc không tuân theo quan điểm và sau đó chỉ ra kết quả tích cực của việc tuân theo nó.
Trở lại khoảng năm 2013, công việc nhượng quyền kinh doanh (franchise) của tôi đang khá hỗn loạn.
Tôi có những nhân viên đang cố gắng ‘chống lại’ công việc kinh doanh của tôi, và ngay cả những người vốn không chống lại tôi cũng đang làm việc đầy cẩu thả và lười biếng.
Lúc đó, tôi tự nhủ đó là lỗi của họ. Nhưng sau nhiều thời gian suy nghĩ, tôi nhận ra rằng tất cả sự hỗn loạn đó là do lỗi của tôi. Tôi đã quá nhút nhát với tư cách là nhà lãnh đạo và tôi đã cho phép mọi người làm việc dưới tiêu chuẩn thấp.
Cuối cùng, tôi đã quyết định sa thải tất cả những người tôi cần sa thải, bao gồm cả những đối tác kinh doanh của tôi.
Tôi đặt ra những kỳ vọng cao hơn cho bản thân và cho đội nhóm của mình. Nói cách khác, tôi bắt đầu hành động như một nhà lãnh đạo thực sự.
Điều này cũng dẫn chúng ta đến phép ẩn dụ. Phép ẩn dụ một lần nữa cần thể hiện quan điểm, nhưng ở một góc độ khác. Ví dụ, phép ẩn dụ về lãnh đạo mà tôi luôn sử dụng là sự khác biệt giữa một vị tướng quân đội tồi và một người tốt.
Một vị tướng giỏi sẽ đưa ra những quyết định chắc chắn, trao đổi rõ ràng với quân của mình và tự tin nói về những câu chuyện để quân của họ tin rằng họ đang trên con đường đến chiến thắng.
Một vị tướng tồi sẽ xoay đi xoay lại các quyết định của mình, họ khiến quân của họ cảm thấy hoảng sợ vì quân của họ luôn cảm thấy hầu như không ai thực sự chịu trách nhiệm về những quyết định hay tương lai chung cả.
Bạn có thể đưa bất kỳ thông điệp nào vào công thức ‘Quan điểm’, ‘Câu chuyện’ và ‘Phép ẩn dụ’. Nó được thiết kế để không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà còn làm cho họ cảm thấy tự tin về những thông tin đó.
Tại sao Storytelling hay thuật kể chuyện cần có ở mọi cấp độ.
Là một doanh nhân hay người làm marketing, bạn có thể sử dụng công thức ‘Quan điểm’, ‘Câu chuyện’ và ‘Phép ẩn dụ’ để bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho thị trường.
Bạn không cần phải quá lo lắng hay ngạc nhiên về điều này bởi vì hầu như tất cả các hệ thống bán hàng đã được chứng minh là thành công đều dựa trên công thức này hoặc một công thức ‘kể chuyện’ nào đó tương tự.
Tuy nhiên, nó không chỉ dừng lại ở đó: Bạn cũng cần sử dụng công thức này trong suốt quá trình từ tuyển dụng và đào tạo đến việc thu hút và giữ những nhân tài tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Bạn không nên để những nhân viên của mình làm việc chỉ để nhận lương, làm việc ở mức tối thiểu, làm việc mà luôn chăm chăm nhìn vào đồng hồ.
Thay vào đó, bạn nên để họ tạo ra sức ảnh hưởng, chịu trách nhiệm và không ngừng làm việc để mang lại kết quả tốt hơn cho khách hàng của bạn.
Thành thật mà nói, những người đó rất hiếm, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng bạn có thể thu hút họ đến với doanh nghiệp của mình bằng cách kể một câu chuyện hấp dẫn về lý do tại sao doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn khác biệt.
Những người giỏi luôn muốn làm việc cho một doanh nghiệp có các giá trị nội tại mạnh mẽ với những thông điệp đầy cảm hứng – bởi vì nó tương tự như cuộc sống của chính họ.
Ngoài ra, kể một câu chuyện đầy cảm hứng cũng sẽ giúp bạn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khác cũng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như bạn.
“Nếu tôi không có câu chuyện nào cả; tôi nên làm gì tiếp theo?”.
Có, bạn luôn có. Đây là lúc những gì bạn cần phải làm để tìm ra câu chuyện của mình:
Trước tiên, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại chọn trở thành một doanh nhân hay tại sao bạn lại chọn bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Bạn vốn sẽ đã có nhiều sự lựa chọn khác để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình vậy tại sao bạn chọn cái này (mà không phải cái kia)?
Khi bạn có câu trả lời, hãy tự hỏi lại bản thân tại sao. Sau đó hỏi lại tại sao. Tiếp tục tự hỏi bản thân tại sao và viết ra câu trả lời của bạn.
Khi bạn có ở đâu đó khoảng từ 5 đến 10 lý do sâu sắc khác nhau, bạn sẽ có câu chuyện của riêng mình.
Cho dù bạn nghĩ câu chuyện của mình kỳ lạ hay khác biệt như thế nào, bạn chắc chắn sẽ khám phá ra những người đồng điệu với nó khi bạn bắt đầu chia sẻ.
Và khi bạn thu hút những người đó trở thành khách hàng của bạn, trở thành thành viên trong đội nhóm của bạn và trở thành đối tác kinh doanh của bạn, bạn sẽ xây dựng nền tảng vững chắc của một đế chế kinh doanh thực sự.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips