[Checklist] Top 5 việc một Marketer mới gia nhập doanh nghiệp nên làm
Trong khi với hầu hết những người làm marketing khi mới gia nhập một doanh nghiệp nào đó thường chọn cách bắt đầu ngay vào công việc của mình mà không cần quan tâm đến những bối cảnh khác, có một cách tiếp cận khác thông minh hơn mà bạn có thể tham khảo.
Dưới đây là checklist các công việc mà các marketer cần nên làm khi mới gia nhập bất cứ doanh nghiệp nào.
1. Tìm hiểu về mô hình kinh doanh.
Công việc đầu tiên mà bạn với tư cách là một người làm marketing mới gia nhập doanh nghiệp cần làm đó là tìm hiểu xem doanh nghiệp đó đang kinh doanh theo mô hình gì.
Bởi lý do, với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau, khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp theo những cách khác nhau, đồng thời hành trình trở thành khách hàng (có trả phí) hay các rào cản mua hàng cũng khác nhau, bạn cần tiếp cận phương thức marketing theo những chiến lược và chiến thuật khác nhau.
Rõ ràng là cách bạn làm marketing cho doanh nghiệp B2B và B2C là khác nhau đúng không? hay thậm chí là cùng B2C thì Retail và eCommerce cũng khác nhau chứ?
2. Tìm hiểu về chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
Các bạn phải hình dung rằng, sẽ không có bất cứ khái niệm hay cách làm marketing nào là tiêu chuẩn áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp.
Tuỳ vào từng bối cảnh kinh doanh khác nhau, chiến lược tăng trưởng khác nhau, hay giai đoạn kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có những ưu tiên chiến lược khác nhau.
Khi bạn hiểu rằng marketing chỉ là một phần của doanh nghiệp, chiến lược tổng thể của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược marketing của bạn.
3. Tìm hiểu về thị trường hay ngành hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Cũng theo cách tiếp cận tương tự từ vĩ mô đến vi mô như ở trên, các hoạt động marketing của bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường hay ngành hàng mà bạn đang kinh doanh.
Nếu bạn đang chọn trở thành một marketer trong doanh nghiệp đang tìm cách khai phá một thị trường tiềm năng mới (Đại dương xanh), bạn sẽ cần những tố chất và kỹ năng khác so với khi làm việc ở một doanh nghiệp đang kinh doanh trong một thị trường đang cạnh tranh khốc liệt (Chiến lược đại dương đỏ).
4. Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh (trực tiếp và gián tiếp) hiện có.
Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn càng không có quá nhiều điểm khác biệt (USP), điều này có nghĩa là các chiến lược kinh doanh của đối thủ càng có liên quan và ảnh hưởng đến chiến lược của bạn.
Giả sử rằng bạn không thể bán một sản phẩm tương đồng với đối thủ về mọi mặt khi mà giá bán của bạn lại cao hơn họ rất nhiều.
5. Tìm hiểu benchmark của ngành.
Một công việc khác mà bạn cũng cần quan tâm khi mới gia nhập doanh nghiệp đó là tìm hiểu về các chỉ số tiêu chuẩn của ngành (Benchmarks).
Benhmarks của ngành chính là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động marketing của bạn tại doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc
Ví dụ, nếu bạn mới gia nhập một doanh nghiệp về công nghệ chẳng hạn và bạn biết rằng với ngành hàng mà bạn đang kinh doanh bạn mất 1 đồng để có được 1 khách hàng mới (CAC – Customer Acquisition Cost), tức benchmarks của CAC khi này là 1 đồng.
Bạn sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá xem hiệu suất công việc của bạn hiện có hiệu quả hay không (hiển nhiên là giả sử rằng doanh nghiệp của bạn cũng đủ tiêu chuẩn để so sánh với benchmarks trung bình của ngành), hoặc xác định một chiến lược khác để thắng đối thủ nếu bạn có thể tối ưu được CAC thấp hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen