Skip to main content

Chiến lược “Đại dương xanh” và “Đại dương đỏ” trong kinh doanh

18 Tháng Sáu, 2020

Trong khi có không ít các doanh nghiệp chọn cách khai phá thị trường với chiến lược đại dương xanh, một số khác lại chọn cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ khác trong đại dương đỏ. Vậy chiến lược đại dương xanh là gì và chiến lược đại dương đỏ là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Chiến lược "Đại dương xanh" và "Đại dương đỏ" trong kinh doanh
Chiến lược “Đại dương xanh” và “Đại dương đỏ” trong kinh doanh

Với tình trạng cung vượt cầu trong nhiều ngành nghề kinh doanh, việc cạnh tranh để chiếm lĩnh một phần của thị trường đang thu hẹp dù là rất cần thiết nhưng chưa đủ để duy trì kết quả kinh doanh cao.

Các doanh nghiệp cần tiến xa hơn chứ không chỉ cạnh tranh với đối thủ. Để nắm bắt những cơ hội mang lại lợi nhuận và tăng trưởng, họ cần tạo ra những đại dương xanh.

Tuy nhiên, ngày nay đa phần các Đại dương xanh chưa được hiểu và sử dụng một cách rộng rãi. Việc hoạch định các kế hoạch chiến lược trong mấy chục năm qua tập trung nhiều hơn vào các chiến lược Đại đương đỏ với nền tảng chính là cạnh tranh.

Advertisement

Kết quả là, người ta hiểu khá rõ về cách thức cạnh tranh khôn ngoan trong một thị trường khốc liệt: từ phân tích cấu trúc kinh tế cơ bản của ngành kinh doanh hiện tại tới lựa chọn một vị thế chiến lược nhờ chi phí thấp hay khác biệt khóa hoặc tập trung hóa để xác lập phương thức cạnh tranh.

Do đó, vấn đề nhận được được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chiến lược ngày nay là hiểu thấu đáo và áp dụng linh hoạt chiến lược Đại dương xanh được coi là khá “mới mẻ” này.

Để nhận biết sâu sắc và vận dụng hiệu quả chiến lược vào quá trình hoạt động kinh doanh, nhà hoạch định chiến lược cần tìm hiểu và làm rõ các điểm sau: chiến lược Đại dương đỏ là gì? chiến lược Đại dương xanh là gì? Đặc điểm của các chiến lược Đại dương xanh và Đại dương đỏ?

Tính tất yếu của việc hình thành những Đại dương xanh, Đổi mới giá trị: nền tảng của chiến lược Đại dương xanh; và cuối cùng là Thời điểm nào để tái đổi mới giá trị – điều chỉnh chiến lược Đại dương xanh?

Advertisement

Tuy nhiên trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm chiến lược.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Advertisement

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.

Cuối cùng, thuật ngữ chiến lược thường liên quan đến các thuật ngữ khác như kế hoạch chiến lược (Strategic Planning), tư duy chiến lược (Strategic Mindset, Strategic Thinking) và quản trị chiến lược (Strategic Management).

Chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.
Chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Đại dương xanh là gì?

Đại dương xanh hay chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy) là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, đầy giá trị tiềm năng, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao. Trong mô hình đại dương này, sự cạnh tranh là chưa cần thiết, bởi luật chơi chưa được thiết lập.

Advertisement

Đại dương đỏ là gì?

Đại dương đỏ (Red Ocean) là thị trường thông thường, truyền thống, đã bị lấp đầy bởi các đối thủ cạnh tranh và đã được khai thác rất sâu. Trong đại dương đỏ, các ranh giới đã được thiết lập và chấp nhận, quy luật cạnh tranh đều được xác định rõ ràng.

Các công ty phải tìm cách vượt trội hơn để chiếm được thị phần lớn hơn trong thị trường.

Khi đã có nhiều người nhảy vào thị trường, thị trường (rộng lớn) này sẽ bị phân mãnh ra thành các phân khúc thị trường nhỏ hơn. Do đó, khả năng có được lợi nhuận và tăng trưởng sẽ có phần giảm đi.

Khái niệm và đặc điểm của chiến lược đại dương xanh.

Việc nhận biết sâu sắc về chiến lược Đại dương xanh sẽ giúp nhà hoạch định chiến lược đề ra những bước đi thích hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Advertisement

Do đó, nhà hoạch định cần hiểu khái niệm, đặc điểm của chiến lược kinh doanh này – Chiến lược Đại dương xanh.

Khái niệm chiến lược đại dương xanh.

Chiến lược Đại dương xanh là một chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai thác – các học giả Kim và Mauborgne (theo tổng kết nghiên cứu về chiến lược của hai giáo sư tại Viện INSEAD của Pháp).

Những đặc điểm chính của chiến lược đại dương xanh là gì?

  • Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, Chiến lược đại dương xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
  • Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên không cần thiết.
  • Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
  • Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí.
  • Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược đại dương xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.

Đổi mới giá trị: Nền tảng của chiến lược đại dương xanh.

Chiến lược Đại dương xanh tạo ra một bước đột phá về giá trị cho cả người mua và cho doanh nghiệp, từ đó mở ra những thị trường mới không có cạnh tranh – chính là những Đại dương xanh.

Sự đổi mới giá trị đươc coi là nền tảng của chiến lược “Đại dương xanh” vì nhờ nó mà doanh nghiệp chuyển từ tâp trung nguồn lực vào đánh bại đối thủ cạnh tranh sang việc làm cho cạnh tranh trở nên không quan trọng nữa.

Advertisement

Đổi mới giá trị là một cách tư duy và triển khai chiến lược mới để hình thành chiến lược Đại dương xanh, tránh được cạnh tranh.

Điều quan trọng là việc đổi mới giá trị không tuân theo một trong những quy luật đánh đổi giữa giá trị và chi phí.

Người ta vẫn thường quan niệm rằng các doanh nghiệp hoặc là tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng với chi phí cao hơn, hoặc là tạo ra giá trị thấp với chi phí thấp hơn.

Với quan niệm này, sự lựa chọn chiến lược đồng nghĩa với sự lựa chọn giữa khác biệt hóa và chi phí thấp. Ngược lại, những công ty tìm cách hình thành Đại dương xanh cần theo đuổi đồng thời chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi phí thấp.

Advertisement

Nghiên cứu của W.Chan Kim và Mauborgne cho thấy: những doanh nghiệp thành công khác với những doanh nghiệp thất bại trong việc hình thành chiến lược Đại dương xanh không phải là công nghệ rất tân tiến hay thâm nhập thị trường đúng thời điểm.

Đôi lúc thành công có được là nhờ sự đóng góp của những yếu tố đó, nhưng thường thì không. Đổi mới giá trị chỉ có được khi các công ty biết cân đối sự đổi mới với tính hữu dụng, giá cả, và chi phí.

Nếu không gắn chặt sự đổi mới với giá trị theo cách này, các nhà đầu tư phát triển công nghệ cũng như những người tiên phong trên thị trường sẽ không thu được kết quả mong đợi, giống như một con gà đẻ trứng cho con gà khác ấp.

Điều chỉnh chiến lược đại dương xanh – thời điểm tái đổi mới giá trị.

Một thực tế rõ ràng trong kinh doanh là: phần lớn các chiến lược Đại dương xanh cuối cùng rồi cũng bị bắt chước.

Advertisement

Lúc đó Đại dương xanh dần bị nhốm đỏ bởi sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh đi sau. Lúc này công ty cần phải tiến hành điều chỉnh, cải tiến Đại dương xanh bằng cách tái đổi mới giá trị.

Khi đối thủ cạnh tranh bằng mọi cách giành giật thị trường với doanh nghiệp bạn, bạn thường ngay lập tức phản ứng lại và cố gắng bảo vệ thị phần của mình. Tất nhiên, theo lẽ thông thường thì sự cạnh tranh bắt đầu xảy ra và ngày một gay gắt.

Để tránh cái cạm bẫy này, bạn cần giám sát được đường giá trị của công ty trên bản đồ chiến lược. Việc giám sát đường giá trị như vậy có thể chỉ ra cho bạn biết khi nào thì nên tiến hành tái đổi mới, khi nào thì không.

Nó cảnh báo bạn khi nào cần tiến tới xây dựng một chiến lược Đại dương xanh mới khi đường cong giá trị của bạn dần hội tụ với đường giá trị của đối thủ cạnh tranh.

Advertisement

Việc giám sát đường giá trị cũng giúp công ty bạn tránh được việc tìm kiếm một “Đại dương xanh” mới trong khi nó vẫn còn những nhánh lợi nhuận lớn đổ vào đại dương hiện tại.

Khi đường giá trị vẫn còn phân kỳ, bạn cần chống lại cám dỗ của việc đổi mới giá trị một lần nữa.

Thay vì thế, nên tập trung khai thác, mở rộng, đào sâu những hướng kinh doanh hiện tại bằng cách cải tiến các hoạt động vận hành và sự mở rộng về địa lý để đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô và chiếm được thị phần (market share) nhiều hơn nữa.

Doanh nghiệp nên “bơi” càng xa càng tốt trong Đại dương xanh hiện tại, biến mình thành mục tiêu liên tục di chuyển, bứt phá hẳn khỏi những kẻ bắt chước đầu tiên và khiến họ nản lòng trong suốt quá trình theo đuổi công ty.

Advertisement

Mục đích chính của doanh nghiệp là phải thống trị Đại dương xanh đó trước các đối thủ cạnh tranh càng lâu càng tốt (trước khi họ gia nhập ngành).

Kết luận.

Trên đây là những kiến thức căn bản về khái niệm đại dương xanh và đại dương đỏ trong bối cảnh kinh doanh và marketing, cũng như các chiến lược gắn liền với 2 loại đại dương này là chiến lược đại dương đỏ và chiến lược đại dương xanh.

Trong khi việc chọn đại dương đỏ hay đại dương xanh còn tuỳ thuộc vào từng mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, bằng cách hiểu rõ chúng, bạn có nhiều cơ hội hơn để phát triển doanh nghiệp của mình, xây dựng các lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Cựu Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam làm CEO Phúc Long

9 Tháng Mười Hai, 2024
Sau hơn 11 năm gây dựng Starbucks Việt Nam kể từ ngày đầu tiên, bà Patricia Marques đã có bến đỗ …

Đọc nhiều

Doanh nghiệp nào đang thực sự nắm giữ Highlands Coffee

12 Tháng Mười Một, 2024
Sau gần 25 năm hoạt động, Highlands Coffee hiện là chuỗi trà – cà phê lớn nhất tại Việt Nam…
Advertisement