Skip to main content

Chính phủ sắp ra lệnh cấm quảng cáo đồ ăn vặt

28 Tháng Bảy, 2020

Chính phủ đang cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên TV và các kênh trực tuyến trước 9 giờ tối như một phần của chiến dịch trị giá 10 triệu bảng nhằm khắc phục tình trạng béo phì để đối phó với đại dịch Covid-19.

Chính phủ đã ‘tiết lộ’ kế hoạch giới thiệu lệnh cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên TV và các kênh trực tuyến trước 9 giờ tối ở Anh.

Từ giờ trở đi, ‘Buy one get one free‘ đối với thực phẩm không lành mạnh sẽ bị cấm và sẽ có những hạn chế với các sản phẩm HFSS (high fat, salt and sugar) được quảng cáo trong cửa hàng, bao gồm lệnh cấm sôcôla, khoai tây chiên và kẹo được bán tại quầy thanh toán.

Advertisement

Nhà hàng, quán cà phê hoặc chuỗi takeaway với hơn 250 nhân viên sẽ được yêu cầu ghi nhãn lượng calo của bữa ăn trong thực đơn, đồng thời chính phủ cũng đã đưa ra một kế hoạch tương tự với đồ uống có cồn.

Các biện pháp này là một phần của chiến dịch trị giá 10 triệu bảng của Bộ Y tế Anh với tên gọi ‘Sức khỏe Tốt hơn’, nhằm mục đích khiến mọi người trở nên ‘vừa vặn’ hơn sau bốn tháng bị ‘đóng cửa’ do dịch.

Chạy trên TV, đài phát thanh, quảng cáo ngoài trời, trực tuyến và báo in, người ta cho rằng chiến dịch sẽ tập trung đặc biệt vào những người dân tộc da đen, châu Á và dân tộc thiểu số, những người phải chịu tỷ lệ tử vong cao không tương xứng trong đại dịch.

Gọi béo phì là một ‘quả bom hẹn giờ’, chính phủ nói rằng họ muốn khẩn trương giải quyết vấn đề này vì số liệu thống kê chính thức cho thấy gần 8% bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng với Covid-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt đã bị béo phì, so với mức 2,9% dân số nói chung.

Advertisement

Phản ứng với chiến lược béo phì, Cancer Research UK (một tổ chức nghiên cứu của Anh) cho biết những hạn chế đối với quảng cáo đồ ăn vặt là rất quan trọng trong việc giúp các gia đình kiểm soát chế độ ăn uống tốt hơn và giúp giảm béo phì ở trẻ em.

Tuy nhiên, lo ngại là lệnh cấm quảng cáo sẽ có tác động lớn đến các đài truyền hình, vốn đã phải chịu hậu quả do các thương hiệu rút chi tiêu quảng cáo do đại dịch.

Ước tính các đề xuất này từ phía chính phủ có thể khiến các đài truyền hình Anh mất hơn 200 triệu bảng doanh thu. Người ta cho rằng riêng một mình công ty ITV có thể mất 100 triệu bảng thu nhập, trong khi khoản lỗ cho công ty Channel 4 sẽ ở khoảng 40 triệu bảng.

Nghiên cứu riêng của chính phủ cho thấy lệnh cấm quảng cáo trên TV sẽ làm giảm mức tiêu thụ của trẻ em chỉ còn 1,7 calo mỗi ngày.

Advertisement

Tổng giám đốc của Viện thực hành quảng cáo Anh IPA, Ông Paul Bainsfair nói rằng: “Các đề xuất này từ chính phủ sẽ trừng phạt các doanh nghiệp vốn đã giúp đất nước này vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19, bao gồm các nhà sản xuất thực phẩm, nhà bán lẻ và đài truyền hình thương mại.

Ông lập luận rằng các biện pháp mới không thừa nhận hệ thống tự điều chỉnh đang rất được tôn trọng của Vương quốc Anh, khi áp dụng một cách cứng rắn về quảng cáo các sản phẩm HFSS trên tất cả các phương tiện truyền thông”.

“Các đề xuất đến vào thời điểm tồi tệ nhất có thể cho ngành quảng cáo và cho các ngành công nghiệp khác. Chính phủ nên hỗ trợ các doanh nghiệp đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng Covid-19 thay vì cấm họ quảng cáo các sản phẩm của họ”. Ông Bainsfair cho biết thêm.

Chính phủ đang khuyến khích nước này ‘Ăn Ít Để Giúp Đỡ’, nhưng đồng thời có ý định đưa ra lệnh cấm quảng cáo các sản phẩm HFSS. Quảng cáo có thể thúc đẩy nền kinh tế nhưng cũng nên được sử dụng như một yếu tố quyết định trong việc đưa nền kinh tế của nước này trở lại mức bình thường. Cấm quảng cáo sẽ làm được điều đó.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement