Skip to main content

KOL vẫn là chiến lược “đinh” của các hãng thời trang xa xỉ

23 Tháng Sáu, 2020

Với sự phát triển bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội và “nền kinh tế người có ảnh hưởng”, các thương hiệu thời trang xa xỉ đang xem KOL là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

KOL vẫn là chiến lược "đinh" của các hãng thời trang xa xỉ
kol thời trang

Bây giờ, họ phát hiện rằng ‘thứ idol mặc thường bán rất chạy’.

Loạt trang bìa tạp chí thời trang lớn số tháng 7 chứng kiến sự chiếm lĩnh của các idol như Chan Yeol (EXO) trên tạp chí dành cho phái mạnh Arena Homme, Rosé (Black Pink) trên Elle, Twice cho Harper’s Bazaar và ITZY làm mẫu trên Nylon.

Các KOL dần được sử dụng phổ biến từ các thương hiệu lớn.

Advertisement

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.

Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.

Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.

KOL phát triển mạnh trong ngành thời trang.

Mặc dù không phải là trang bìa, tạp chí W vẫn ưu ái chọn Kang Daniel cho phần họa báo và tờ Dazed thì mời Hwang Min Hyun (Nu’est) làm người mẫu cho phần back cover.

Advertisement

Không chỉ vậy, soi thời trang sân bay hay trang phục biểu diễn của các idol cũng không khó để nhận thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thương hiệu nổi tiếng.

Twice vừa gây sốt khi xúng xính những bộ váy ấn tượng của nhà mốt Italy Etro để biểu diễn trên sân khấu comeback gần đây.

Ca sĩ thần tượng đầu tiên nhận được thư mời đến tham dự bộ sưu tập của hãng Chanel, tổ chức tại Paris, Pháp chính là G-Dragon (Big Bang) vào 2015.

Trước đây, khi các idol chưng diện hàng hiệu, người ta chỉ nghĩ đó là đồ sưu tập cá nhân của ca sĩ nhưng giờ đây, khán giả đã công nhận rằng đó có thể là đồ tài trợ, rằng idol là người mẫu đại diện cho thương hiệu đó. Trước “sức mua” mãnh liệt của fandom, các nhãn hàng cao cấp càng chú ý đến idol nhiều hơn nữa.

Advertisement

Đại diện quảng bá của một thương hiệu cho biết: “Chúng tôi ghi nhận được sức mua của các fan thông qua số liệu có thật.

Qua đó, khi lên danh sách mời sự kiện hoặc chụp ảnh họa báo, xu hướng ưa chuộng idol cũng tăng lên. Dù là thương hiệu cao cấp thì chúng tôi vẫn là doanh nghiệp nên doanh số vẫn là ưu tiên hàng đầu”.

Năm 2011, SNSD được chọn làm người mẫu cho thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Christian Dior. Lúc đó, hãng tiết lộ rằng phải chờ xem quyết định này là được hay mất.

Advertisement

Giờ đây, tình thế đã đổi khác. Khó mà “hất” idol ra khỏi thị trường quảng cáo mỹ phẩm cao cấp. Dior nhanh tay bổ nhiệm Ji Soo (Black Pink) làm đại sứ cho thương hiệu.

Một thành viên khác của Black Pink là Jennie đang cùng nữ diễn viên kỳ cựu Jun Ji Hyun làm đại diện cho hãng mỹ phẩm Hera. Cùng một nhóm nhưng họ vẫn hoạt động riêng cho các thương hiệu khác nhau.

Những idol nam có nhiều fan nữ cũng không thoát khỏi “tầm ngắm” của các hãng mỹ phẩm danh giá. Kang Daniel được “chọn mặt gửi vàng” cho Givenchy hay Cha Eun Woo chụp ảnh họa báo quảng bá mỹ phẩm của Estee Lauder.

Việc độ tuổi tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ ngày càng trẻ hóa cũng là một trong những mối dây kết nối giữa thần tượng và các thương hiệu nổi tiếng.

Advertisement

Gần đây, thế hệ Millennials – những người được sinh ra từ những năm 1980 đến đầu những năm 2000 – và Gen Z – được sinh ra từ giữa những năm 1990 – đang nhận được sự chú ý của thị trường tiêu dùng.

Họ là những người đã quen với môi trường kỹ thuật số và quen với việc đầu tư cho bản thân, họ chính là thế hệ không ngại chi tiền cho idol và đồng thời cho các sản phẩm nổi tiếng.

Nhà quảng cáo cho một thương hiệu cao cấp cho biết: “Tiêu chuẩn tiêu thụ ngày nay đã biến đổi từ ‘giá cả phải chăng’ lên mức độ ‘cao cấp”.

Thêm vào đó, người trẻ ngày nay lại luôn có mong muốn thể hiện bản thân mãnh liệt và coi trọng sự hài lòng của bản thân.

Advertisement

Đó chính là lý do mà các chiến lược marketing phải thay đổi dần để phù hợp với thị hiếu của tầng lớp mới nổi này. Các thương hiệu xa xỉ cũng không thể tránh khỏi xu hướng đó”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement