Một vài chiến thuật Personalized Marketing đơn giản giúp tăng Sales
Cùng khám phá một vài chiến thuật Personalized Marketing đơn giản có thể giúp tăng Sales và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc tìm kiếm các giải pháp hay những cách thức hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) và giữ chân khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Personalized Marketing hay Marketing được cá nhân hoá là một trong số đó.
Personalized Marketing là gì?
Personalized Marketing có thể được hiểu là Marketing được cá nhân hoá hoặc Tiếp thị cá nhân hoá, là một phương thức tiếp cận Marketing theo hướng cá nhân hoá giúp tăng mức độ tương tác với khách hàng thông qua việc sử dụng đúng thông điệp vào đúng thời điểm cho đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Personalized Marketing hiệu quả vì đơn giản là nó khiến cho khách hàng cảm thấy những gì mà thương hiệu chia sẻ là “dành riêng cho họ”, giúp họ giải quyết các vấn đề cá nhân.
Một số chiến thuật sử dụng Personalized Marketing để tăng Sales và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau, các thị trường khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số cách mà bạn có thể tận dụng Personalized Marketing để tăng Sales và giữ chân khách hàng.
Cá nhân hóa email với dữ liệu khách hàng.
Cá nhân hóa email với tập dữ liệu có sẵn của khách hàng từ lâu đã trở thành một cách hiệu quả để tăng tỷ lệ mở email hay thậm chí là tăng tỷ lệ email được đưa vào inbox (hộp thư đến). Việc sử dụng các thông tin khách hàng trong email có thể giúp tạo ra các ưu đãi phù hợp, dành riêng cho cá nhân, thứ có thể giúp khách hàng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu.
Bạn có nhiều cách khác nhau để cá nhân hoá email ví dụ như cá nhân hoá theo tên khách hàng, cá nhân hoá theo các nhóm sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng từng mua, hay cá nhân hoá theo các khu vực nơi khách hàng sinh sống.
Sử dụng các quảng cáo được nhắm mục tiêu để tiếp cận đúng đối tượng.
Với các khoản ngân sách thường là bị giới hạn, một yêu đặt ra với nhiều nhà quảng cáo là làm thế nào để có thể hiển thị quảng cáo tới đúng nhóm khách hàng mục tiêu, những người sẵn sàng mua các sản phẩm của doanh nghiệp.
Các quảng cáo được nhắm mục tiêu (Targeted Ads) là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Những mẫu quảng cáo được nhắm mục tiêu có thể được tùy chỉnh để tập trung vào các đặc điểm riêng lẻ của khách hàng, chẳng hạn như vị trí, nhân khẩu học hay sở thích. Điều này giúp thu hẹp đối tượng mục tiêu tiềm năng của doanh nghiệp, hạn chế việc hiển thị quảng cáo với những nhóm khách hàng ít nhu cầu và hơn thế nữa.
Vì được nhắm mục tiêu, vì bạn cũng hiểu là bạn đang muốn tiếp cận ai, nó cũng có thể giúp bạn xác định thông điệp nào là phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Quảng cáo được nhắm mục tiêu cũng là một cách để tiết kiệm chi phí quảng cáo khi nhà quảng cáo hạn chế tiếp cận những khách hàng không tiềm năng.
Xây dựng nội dung dựa trên sở thích của người dùng.
Dù doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, bán sản phẩm gì hay đối tượng mục tiêu là ai, có một thứ sẽ không bao giờ thay đổi đó là thứ mà khách hàng nhìn thấy chỉ là nội dung (Content).
Trong khi nội dung là thứ có khả năng quyết định sự liên quan hay mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu, việc chủ động xây dựng các nội dung phù hợp với sở thích của người dùng là một giải pháp hiệu quả.
Nhà quảng cáo hay người làm marketing cần nỗ lực không ngừng để tìm hiểu xem loại nội dung nào là phù hợp với tập khách hàng của mình, hay nội dung nên được trình bày ra sao — một số cuộc nghiên cứu thị trường có thể giúp giải mã điều này.
Sau khi hiểu rõ loại nội dung nào có khả năng thu hút người dùng của mình, hãy tập trung vào việc tạo ra nhiều phần nội dung từ tổng quan đến chi tiết với các vấn đề liên quan, đừng quên khái niệm Unique Selling Point khi xây dựng nội dung.
Bạn cũng cần nhớ rằng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC) như các cuộc thăm dò ý kiến, khảo sát, gamification hay câu đố cũng có thể giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả khi khách hàng được chia sẻ quan điểm cá nhân của họ.
Tận dụng yếu tố tự động hóa để gửi các thông điệp có liên quan.
Các tin nhắn hay nội dung được gửi tự động là một cách hữu hiệu để duy trì mối quan hệ và tương tác với khách hàng (và cả những người theo dõi thương hiệu). Tự động hóa quy trình này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn cho phép bạn tiếp cận khách hàng theo cách tức thời nhất.
Nhiều doanh nghiệp ngày nay đang tìm kiếm các cơ hội mới bằng cách tận dụng công nghệ tự động hóa để xác định sở thích và thói quen mua hàng của khách hàng, điều này cho phép doanh nghiệp chủ động gửi các thông điệp được cá nhân hóa nhiều hơn.
Sử dụng phương pháp thử nghiệm phân tách (A/B Testing) để thúc đẩy tương tác với khách hàng.
Để có được vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên tương tác với khách hàng của họ, tương tác ở đây không mang ý nghĩa là doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng mà là khách hàng phải chủ động tương tác lại.
Thử nghiệm phân tách hay còn được gọi là A/B Testing là một phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
A/B Testing liên quan đến việc tạo ra hai hoặc nhiều biến (tham số) khác nhau liên quan đến các tài sản quảng cáo như nội dung, đối tượng nhắm mục tiêu hay nơi quảng cáo sẽ được hiển thị.
Sau đó, từ các kết quả có được, nhà quảng cáo hay người làm marketing có thể kiểm tra xem tham số nào đang mang lại hiệu suất tốt hơn, ví dụ Landing Page A có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn Landing Page B chẳng hạn.
Thử nghiệm A/B cũng giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp không bỏ lỡ các cơ hội tương tác quan trọng từ những dữ liệu mà họ có thể sử dụng để đưa ra quyết định về cách họ nên tiếp cận khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nam Nguyen | MarketingTrips