Những bước để xây dựng một bản kế hoạch marketing toàn diện (P3)
Trước khi bắt đầu bất cứ điều gì, thứ bạn cần là một bản kế hoạch đầy đủ và bao quát nhất, dưới đây là cách bạn làm điều đó với marketing.
Bạn sẽ cạnh tranh ở đâu?
Ở phần 2, nếu phân khúc là bản đồ của thị trường. Thì việc nhắm mục tiêu (Targeting) là khoảng thời gian để bạn lập kế hoạch và tìm cách chiến thắng thị trường. Điều đó có nghĩa là nhắm mục tiêu, về cơ bản sẽ trái ngược với phân khúc, tức nó sẽ là về doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn và các nguồn lực mà bạn đang có.
Nhắm mục tiêu là bước khởi đầu của chiến lược.
Hãy nhớ rằng nhắm mục tiêu song song (two-speed targeting) không chỉ cho phép mà còn thúc đẩy một cách tiếp cận trong đó bạn nhắm đến toàn bộ thị trường trong dài hạn, xây dựng thương hiệu từ các giai đoạn đầu của phễu bán hàng (ToFu) và sau đó nhắm đa mục tiêu ở các kênh ngắn hạn và tập trung vào các phần cuối của phễu bán hàng.
Để quyết định xem liệu bạn có nhắm mục tiêu đến toàn bộ thị trường hay chỉ chọn ra một vài phân khúc hay không, bạn cần quay lại phần phân khúc thị trường (segmentation) và xác nhận lại các thị trường ưu tiên của mình.
Ở giai đoạn này, để có thể có được các quyết định đúng đắn, bạn nên đa thảo luận với các phòng ban khác, đặc biệt phòng sản phẩm và bán hàng.
Một trong những phạm vi quan trọng đối với nhiều kế hoạch kinh doanh (bao gồm cả kế hoạch marketing và thương hiệu) là liệu có nên nhắm mục tiêu phòng thủ (defensive targeting) để duy trì thị phần trong các phân khúc mà bạn đã thâm nhập tốt hay không.
Nếu khách hàng (cũ) của bạn vẫn đặt hàng từ bạn mà không cần các cuộc gọi chăm sóc từ bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc bán hàng, bạn có thể không cần nhắm mục tiêu đến họ nữa và thay vào đó, sử dụng tài nguyên của bạn vào các phân khúc khách hàng khó hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn.
Bạn hãy nhớ rằng ngân sách marketing hay nguồn lực của doanh nghiệp là một con số hữu hạn. Bạn không thể sử dụng nhiều tài nguyên giống nhau cho nhiều phân khúc khác nhau. Bạn có thể liệt kê các phân khúc với các điểm số ưu tiên để dễ dàng lựa chọn hơn.
Nhận diện chân dung khách hàng.
Chân dung khách hàng (Personas) vốn rất phức tạp và ẩn chứa nhiều thứ. Chúng thường được xây dựng dựa trên những giả định hay phỏng đoán vô lý của những người làm marketing, hơn là thực tế những gì đang diễn ra trên thị trường.
Thấu hiểu một chân dung khách hàng chính xác và toàn diện là điều bạn cần làm trước khi thực hiện bất cứ hành động nào. Bạn nên thực hiện liên tục các cuộc khảo sát chuyên sâu (với khách hàng chính – main target) và thảo luận nhóm tập trung (focus groups) để xây dựng insights và một bức tranh đầy đủ về khách hàng của mình.
Họ là ai? Điều gì khiến họ thức tỉnh? Điều gì làm họ lướt qua bạn? Họ đang có những hành động gì liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ? Tại sao họ làm điều đó?
Bài học đáng giá nhất cho bất cứ marketer nào là đừng bao giờ mang “thế giới quan” của cá nhân ra để đánh giá hay phỏng đoán về khách hàng.
Định vị thương hiệu.
Rất nhiều người làm marketing không hiểu được khái niệm định vị (positioning). Họ đã biến nó thành những thuật ngữ phức tạp, từng cuốn sách dày cộm nói về thương hiệu và vô số từ vô nghĩa khác như đổi mới, chất lượng và toàn diện…
Định vị chỉ đơn giản là xây dựng hình ảnh thương hiệu được dự định hay có ý niệm trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
Đó là những gì chúng ta muốn người tiêu dùng mục tiêu nghĩ đến khi họ nghĩ về thương hiệu của chúng ta. Vì vậy, hãy cố gắng làm cho nó thật đơn giản và dễ nhớ.
Bản kế hoạch marketing hay thương hiệu của bạn đã nói rất rõ về mục tiêu mà bạn đang theo đuổi. Trong phần định vị, bạn chỉ cần phác thảo ba điều. Đầu tiên, bạn muốn mình sẽ là ai hay được xem là gì.
Thứ hai, đối chiếu với đối thủ cạnh tranh hoặc các lựa chọn thay thế. Và thứ ba, là những gì bạn muốn người tiêu dùng mục tiêu nghĩ về bạn. Hãy dành nhiều thời gian cho cả ba câu hỏi này vì chúng phức tạp hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể nghĩ ban đầu.
Trong một số trường hợp bạn có thể muốn định vị thương hiệu, định vị doanh nghiệp hay đôi khi là định vị cho một dòng sản phẩm cụ thể.
Các đối thủ cạnh tranh hay sản phẩm thay thế cũng sẽ là một rào cản lớn trong quá trình định vị của bạn. Hãy tìm hiểu xem, ngoài bạn ra, khách hàng đang sử dụng hay có ý định sử dụng những dòng sản phẩm nào và lý do tại sao.
Cuối cùng, khi nói đến việc bạn muốn khách hàng nghĩ gì về mình, lời khuyên cho bạn là hãy đưa ra quyết định dựa trên ba thứ, thứ nhất là chân dung khách hàng mục tiêu, thứ hai là những tính năng hay yếu tố tình cảm liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn và thứ ba, là lợi thế hay sự khác biệt của bạn so với đối thủ là gì.
Phương án để đạt được mục tiêu.
Chiến lược marketing của bạn đang đi đến những bước cuối cùng. Bạn đã chọn được một số mục tiêu. Bạn biết bạn muốn được định vị như thế nào trong các phân khúc hay mục tiêu đó. Giờ đây bạn cần phác thảo những gì bạn định làm để đạt được mục tiêu.
Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng sẽ là doanh số và lợi nhuận. Nhưng để đạt được điều đó, bạn cần nghĩ ra hơn nhiều. Bạn cần sử dụng đòn bẫy marketing nào? Bạn có cần làm cho khách hàng mục tiêu nhận thức rõ hơn về bạn không? Họ có nên cân nhắc về thương hiệu của mình không? Tại sạo họ nên làm như vậy?
Một bản kế hoạch marketing tốt nên sử dụng một phễu bán hàng và tỷ lệ chuyển đổi so sánh giữa thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh để tách biệt các điểm yếu và cơ hội.
Kế hoạch cần sử dụng những thông tin này để đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho những gì bạn cần đạt được trong 12 tháng tới.
Sự khác biệt giữa một nhà tiếp thị giỏi với những người còn lại là nhà tiếp thị giỏi có những mục tiêu THÔNG MINH hơn là những khát vọng mơ hồ, không thể đo lường được.
Hãy nhớ rằng bản kế hoạch hay chiến lược marketing của bạn có thể có nhiều mục tiêu và mỗi mục tiêu lớn sẽ cần nhiều mục tiêu nhỏ, tuy nhiên dù cho nó lớn hay nhỏ thì bản chất vẫn phải dựa trên những yếu tố thực tế. Kế hoạch marketing không phải là kế hoạch dùng để chinh phục những giấc mơ.
SMART là cách xây dựng mục tiêu dành cho bạn.
Hết phần 3!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn